Một số hạn chế về chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng giao dịch

Trangtinphapluat.com giới thiệu một số hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Thứ nhất: Về chứng thực chữ ký

+ Tại điểm d, khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cho phép thực hiện chứng thực chữ ký đối với Giấy ủy quyền nhưng còn quy định chung chung,  chưa có hướng dẫn cụ thể, thống nhất về nội dung ủy quyền nào được chứng thực chữ ký, dẫn đến tình trạng một số văn bản ủy quyền có nội dung liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản (như ủy quyền định đoạt, quản lý tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất; ủy quyền vay vốn ngân hàng, thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, cơ cấu nợ, quyết định thực hiện các khuyến nghị của ngân hàng…) thuộc diện không được chứng thực chữ ký thì vẫn được cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký.

Vướng mắc trong chứng thực chữ ký giấy tờ, văn bản song ngữ
Những vưỡng mắc trong chứng thực chữ ký, hợp đồng giao dịch, giấy ủy quyền

+ Thực tiễn có hiện tượng lợi dụng việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền để thực hiện ủy quyền   thực hiện một số hành vi như đòi nợ, khiếu kiện, khiếu nại, tham gia tố tụng… gây hoang mang và ảnh hưởng trật tự, an ninh xã hội ở một số địa phương.

(Tổng hợp những vướng mắc trong chứng thực chữ ký)

+ Một số người dân, tổ chức hành nghề công chứng còn yêu cầu cơ quan nhà nước phải chứng thực chữ ký trong các văn bản tự lập như giấy xác nhận quan hệ cha mẹ con,  giấy tờ có nội dung về ngành nghề kinh doanh để thực hiện kinh doanh mà không thực hiện đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp…Những hoạt động này đang gây tiềm ẩn phát sinh tranh chấp, rủi ro trong quan hệ, giao dịch dân sự, hành chính.

Thứ hai: Về chứng thực hợp đồng, giao dịch

 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP cũng chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục ký trước mặt công chức tiếp nhận hồ sơ (người yêu cầu chứng thực ký vào hợp đồng, giao dịch trước mặt người tiếp nhận hồ sơ và công chức tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch) trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ theo cơ chế một cửa.

Thứ ba: Về thu hồi, hủy bỏ văn bản đã chứng thực và thẩm quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng, giao dịch chứng thực vô hiệu

+ Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BTP chưa có quy định về việc thu hồi văn bản đã chứng thực (bao gồm cả chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký người dịch và chứng thực hợp đồng giao dịch) nếu phát hiện việc chứng thực không đúng quy định, trái quy định gây lúng túng cho cơ quan thực hiện chứng thực khi khắc phục sai sót, dẫn đến mỗi địa phương có một cách thực hiện khác nhau;

+ Chưa có quy định cụ thể thẩm quyền đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng, giao dịch chứng thực vô hiệu dẫn đến khi phát hiện hợp đồng, giao dịch được chứng thực đã rất lâu, thậm chí có thể được thực hiện một phần có sai sót về nội dung, có dấu hiệu trái pháp luật, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan mong muốn đề nghị tòa án tuyên bố các hợp đồng, giao dịch này vô hiệu để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưng chưa thực hiện được do chưa có quy định về thẩm quyền.

Thứ tư: Một số mẫu văn bản chưa có để áp dụng

Chưa có mẫu lời chứng chứng thực văn bản từ chối nhận di sản, văn bản khai nhận di sản trong trường hợp có hai người trở lên cùng từ chối nhận di sản, cùng khai nhận di sản; hướng dẫn về việc nhiều người cùng khai nhận di sản, cùng từ chối nhận di sản nhưng chưa ban hành mẫu lời chứng cụ thể.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *