So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 – phần 2

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, trangtinphapluat.com giới thiệu bài viết so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 2.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 1.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 3

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 4

 1. Chương 3. Hợp đồng lao đồng

1.1. Hình thức hợp đồng lao động:

+ Bộ luât Lao động 2019 kế thừa quy định của BLLĐ 2012, cụ thể:

Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản.

Diem moi Bo luat lao dong 2019
So sánh Bộ luật Lao động 2019 với BLLĐ 2012

Ngoài ra, BLLĐ 2019 còn bổ sung: Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đng lao động bằng văn bản.

+ Đối với hợp đồng bằng lời nói, BLLĐ 2012 quy định trường hợp làm việc dưới 3 tháng thì thì các bên được giao kết bằng lời nói, BLLĐ 2019 đã giảm thời gian từ 3 tháng xuống 1 tháng, tức là chỉ dưới 1 tháng mới được giao kết bằng lời nói, trừ trường hợp giao kết hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi, người giúp việc gia đình, đối với công việc theo mùa vụ.

1.2. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

BLLĐ 2019 kế thừa quy định của BLLĐ 2012, cụ thể người sử dụng lao động không được:

+ Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

+ Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

(Tải Slide bài giảng tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019)

Ngoài ra, BLLĐ 2019 bổ sung quy định người sử dụng lao động không được Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.

1.3. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

BLLĐ 2012 chỉ quy định “người sử dụng lao động” là người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao đông với người lao động.

BLLĐ 2019 đã quy định cụ thể người sử dụng lao động được ký hợp đồng gồm: 

+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

+ Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

So sánh Bộ luật Lao động 2019 với BLLĐ 2012
Hộ gia đình ký hợp đồng lao động

+ Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

1.4. Loại hợp đồng lao động

+ BLLĐ 2012 quy định 03 loại hợp đồng lao động gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng mùa vụ.

BLLĐ 2019 bỏ quy định về hợp đồng mùa vụ, chỉ còn 02 loại hợp đồng là xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

+ Đối với hợp đồng xác định thời hạn: BLLĐ 2012 quy định thời gian thực hiện từ đủ 12 đến 36 tháng, BLLĐ 2019 chỉ quy định thời hạn tối đa không quá 36 tháng còn thười hạn tối thiểu do các bên thỏa thuận.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019)

Đối với hợp đồng xác định thời hạn mà sau khi kết thúc hợp đồng 30 ngày thì hợp đồng trở thành hợp đồng xác định thời hạn 24 tháng (BLLĐ 2012) và thành hợp đồng không xác định thời hạn theo BLLĐ 2019.

1.5. Về thử việc

+ Cả 2 BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019 đều quy định chế độ thử việc.

BLLĐ 2012 quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc. Còn BLLĐ 2019 Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

1.6. Về thời gian thử việc

BLLĐ 2019 bên cạnh việc kế thừa quy định thời gian thử việc trong BLLĐ 2012 ( 60 ngày đối với cao đẳng, 30 ngày đối với trung cấp, 6 ngày đối với công việc khác) còn bổ sung thêm trường hợp thời gian thử việc Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.

(Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động)

1.7. Các trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

BLLĐ 2012 quy định 5 nhóm trường hợp được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, còn BLLĐ 2019 quy định 8 nhóm trường hợp được tạm hoãn, cụ thể đã bổ sung một số trường hợp sau:

+  Người lao động thực hiện  nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;

+ Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

+ Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.

So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động 2012 phần 3 sẽ được trangtinphapluat.com cập nhật vào ngày 17/12/2019. Mời bạn đọc quan tâm đón đọc.

TẢI BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019 TẠI ĐÂY

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *