So sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012, phần 4

Ngày 20/11/2019, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14 đã thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Để bạn đọc hiểu rõ hơn các quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, trangtinphapluat.com giới thiệu bài viết so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 3.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 1.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 2.

Xem so sánh Bộ luật Lao động 2019 với Bộ luật Lao động năm 2012 phần 3

1. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Diem moi Bo luat lao dong 2019
So sánh Bộ luật Lao động 2019 với BLLĐ 2012

Bộ luật Lao động 2019 tăng thời gian từ 07 ngày lên 14 ngày và nêu cụ thể 4 trường hợp được kéo dài nhưng không quá 30 ngày:

+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

(Tải Slide bài giảng tuyên truyền Bộ luật Lao động năm 2019)

BLLĐ 2019 còn bổ sung thêm trách nhiệm của người sử dụng lao động: Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu

+ BLLĐ 2012 và BLLĐ 2019 đều quy định 02 loại hợp đồng vô hiệu, đó là vô hiệu toàn bộ và vô hiệu một phần.

+ Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:

– BLLĐ 2012 quy định 02 cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là: Thanh tra lao động, Toà án nhân dân.

– BLLĐ 2019 chỉ quy định Tòa án nhân dân mới có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Bộ luật Lao động năm 2019)

3. Ngành nghề, công việc được làm thêm không quá 300 giờ

Cả 2 BLLĐ 2012 và 2019 đều quy định số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm. Theo BLLĐ 2012 thì trừ một số trường hợp do Chính phủ quy định có thể làm thêm không quá 300 giờ, BLLĐ 2019 thì quy định cụ thể các trường hợp sau được làm thêm không quá 300 giờ:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

BLLĐ 2019 bổ sung đối với trường hợp tổ chức làm thêm giờ  không quá 300 giờ/năm, người sử dụng lao động phải thông báo bng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Nghỉ lễ, tết

BLLĐ 2012 quy định mỗi năm người lao động được nghỉ 10 ngày lễ, tết; BLLĐ 2019 tăng thêm 01 ngày, đó là ngày Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

Cán bộ công chức được nhận 2 tháng lương trong Tết Nguyên Đán 2019
Quy định về nghỉ tết âm lịch

5. Về quy định riêng đối với lao động nữ

BLLĐ 2019 cơ bản kế thừa các quy định của BLLĐ 2012 về các quy định riêng đối với lao động nữ như việc nghỉ thai sản, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chính sách của nhà nước, trách nhiệm của người sử dụng lao động…

BLLĐ 2019 còn bổ sung thêm   quy định như:  Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

6. Tăng tuổi nghỉ hưu

+ HIện nay theo BLLĐ 2012 tại khoản 1 Điều 187 quy định: Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

+ Theo Bộ luật Lao động năm 2019 thì: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *