Công văn hướng dẫn chứng thực giấy ủy quyền vay vốn

Ngày 28/12/2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp ban hành  Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách, theo đó:

Chứng thực giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng

Trả lời Công văn 5468/NHCS-PC ngày 25/12/2017 của Ngân hàng chính sách xã hội về việc chứng thực Giấy ủy quyền của thành viên hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội, Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

 Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách
Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách

Theo nội dung của Công văn nêu trên thì việc lập Giấy ủy quyền cho 01 thành viên hộ gia đình vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội áp dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là đối tượng được Đảng và Nhà nước quan tâm, dành nhiều chính sách hỗ trợ. Tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP  ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng đã có những quy định để tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khi vay vốn thì không phải thế chấp tài sản, trừ các tổ chức kinh tếthuộc các đối tượng quy định tại Khoản 3, Khoản 5 Điều 2 Nghị định này. Riêng đối với hộ nghèo được miễn lệ phí  làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn. Mục đích của việc tạo điều kiện cho người dân vay vốn là nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội của Chính phủ.

(Chứng thực Giấy ủy quyền vay vốn ngân hàng sao cho đúng?)

Trên cơ sở đó, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực thấy rằng, nội dung Giấy ủy quyền cho một thành viên trong hộ gia đình đại diện hộ gia đình đứng tên vay vốn và thực hiện các giao dịch với Ngân hàng chính sách xã hội không phát sinh thù lao và không liên quan đến chuyển quyền sử dụng bất động sản. Do đó, để tạo thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác thi thực hiện vay vốn với Ngân hàng Chính sách xã hội thì cơ quan có thẩm quyền chứng thực có thể vận dụng quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch để chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền vay vốn  giữa hộ gia đình và Ngân hàng Chính sách xã hội.

(Quy định mới về chứng thực giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng tư ngày 20/4/2020)

Phí chứng thực chữ ký là 10.000đ/trường hợp theo quy định tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực. Việc chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền vay vốn phải tuân thủ theo quy định tại mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và điểm b, mục 2 phần I phụ lục mẫu lời chứng, mẫu số chứng thực ban hành kèm theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

(Chứng thực văn bản ủy quyền có cần 2 bên phải có mặt?)

TẢI  Công văn số 1275/HTQTCT-CT ngày 28/12/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, chứng thực hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến giấy ủy quyền vay vốn tại ngân hàng chính sách

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *