Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong các quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP

Trang tin pháp luật trân trọng giới thiệu đến bạn đọc những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính

1. Vướng mắc trong quy định:

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày, gây khó khăn cho việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền vì thời hạn này có thể kết thúc vào ngày nghỉ hàng tuần, dẫn đến việc không ban hành được Quyết định XPVPHC (cơ quan tham mưu cần có thời gian để tập hợp hồ sơ, đề xuất hình thức xử phạt…). Do đó, đề xuất điều chỉnh thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 07 ngày làm việc hoặc 10 ngày làm việc để đảm bảo cho công tác xử phạt VPHC được thực hiện.

– Theo Khoản 4, Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thời hạn tạm giữ tang vật vi phạm 24 giờ là quá ngắn, khó thực hiện, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết trong việc thực hiện.

– Việc quy định thời hạn xử phạt hành chính một năm là chưa đảm bảo tính nghiêm minh trong trường hợp người dân cố tình vi phạm (không cung cấp đầy đủ hoặc đăng ký hồ sơ khi đăng ký khai sinh không có tên người cha). Sau hai năm, người dân cung cấp Giấy chứng nhận Kết hôn (GCN Kết hôn đã đăng ký trước ngày đăng ký khai sinh ), yêu cầu bổ sung tên người cha trong trường hợp người cha là người nước ngoài hoặc người Việt Nam có quốc tịch nước ngoài thì UBND quận phải thu hồi nhưng không thể xử phạt hình thức phạt tiền vì đã hết thời hiệu xử phạt.

2. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện các nội dung quy định của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP

Một số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhưng chưa được thi hành do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Bất cập của Nghị định 81/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật XLVPHC

+ Một số trường hợp cá nhân vi phạm không có chỗ ở cố định nên không thể thực hiện các biện pháp để thi hành quyết định;

+ Đối với các quyết định có mức phạt tiền cao thường không được chấp hành do cá nhân, tổ chức có hoàn cảnh khó khăn, không có khả năng đóng phạt;

+ Một số trường hợp khi tạm giữ tài sản để đảm bảo việc thi hành đóng phạt nhưng vì giá trị tài sản không cao nên cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện quyết định xử phạt không nhận lại tài sản, phương tiện vi phạm bị tạm giữ;

+ Một số cơ sở kinh doanh vi phạm, sau khi bị xử phạt đã ngưng hoạt động chuyển sang đăng ký và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, nên không thi hành quyết định.

+ Tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP có quy định trường hợp đã lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà người vi phạm tiếp tục vi phạm thì khi ra quyết định xử phạt áp dụng biện pháp tăng nặng hoặc xử phạt đối với hành vi không thực hiện yêu cầu mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay không có điều khoản quy định xử phạt đối với việc không chấp hành mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt.

+ Việc công bố công khai vi phạm hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng hiện nay các địa phương thực hiện chưa đúng theo Luật xử lý vi phạm hành chính và hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 81, cụ thể công khai cả những trường hợp không thuộc trường hợp công khai, tuy nhiên chưa có chế tài cụ thể để xử lý việc này.

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *