Một số điểm lưu ý đối với các địa phương đang triển khai phần mềm hộ tịch

Theo Công văn Số: 345/CNTT-HTTT&CSDL ngày 27/6/2016 của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp về việc triển khai phần mềm hộ tịch tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thì:

Đến 2020 sẽ triển khai một Phần mềm hộ tịch dùng chung trên toàn quốc, nhằm quản lý tập trung, thống nhất tại Bộ Tư pháp toàn bộ dữ liệu đăng ký hộ tịch theo Luật Hộ tịch từ các địa phương. Từ đó sẽ cung cấp dữ liệu đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an quản lý (theo Luật Căn cước công dân).

Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà hiện nay đang tiếp tục sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch hiện có (do các đơn vị, công ty khác nhau cung cấp), thì đề nghị Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lưu ý, quán triệt đối với tất cả các đối tác xây dựng/cung cấp phần mềm: phải cam kết và tiến hành chỉnh sửa ngay phần mềm hiện có để đáp ứng đúng các yêu cầu nêu tại điểm 1.5 Mục II của Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, trong đó đặc biệt lưu ý một số yêu cầu sau đây:

(1) Phần mềm phải tích hợp được với Phân hệ đăng ký khai sinh và cấp Số định danh cá nhân do Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tư pháp đang triển khai;

Tổng hợp điểm mới của Luật Hộ tịch 2014
Dữ liệu hộ tịch theo Luật Hộ tịch

(2) Có khả năng kết nối để kịp thời cung cấp dữ liệu hộ tịch cho Hệ thống thông tin quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp nhằm phục vụ xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc theo quy định;

(3) Phải chuẩn hóa theo Bộ dữ liệu danh mục dùng chung (về dân tộc, quốc tịch, địa danh hành chính…) theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành;

(4) Có khả năng tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc của Bộ để phục vụ yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch mà không phụ thuộc vào nơi đăng ký hoặc nơi cư trú theo Điều 63 của Luật Hộ tịch (theo đó, cho phép cá nhân đã đăng ký hộ tịch được yêu cầu cấp bản sao trích lục đăng ký hộ tịch tại bất kỳ cơ quan quản lý hộ tịch nào);

(5) Khả năng làm chủ (không phụ thuộc vào đối tác xây dựng/cung cấp phần mềm) của địa phương đối với cơ sở dữ liệu hộ tịch đã được tạo lập;

(6) Mức độ cam kết và khả năng đáp ứng của đối tác xây dựng/cung cấp phần mềm trong việc nâng cấp, điều chỉnh phần mềm khi có sự thay đổi của các quy định pháp luật làm ảnh hưởng đến trình tự, thủ tục và biểu mẫu hộ tịch kể cả việc đăng ký hộ tịch điện tử trực tuyến.

Riêng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác mà chưa có phần mềm hộ tịch hoặc đã có nhưng không đáp ứng được các yêu cầu nêu tại điểm 1.5 Mục II của Đề án, kể cả các địa phương đang dự kiến xây dựng mới, Cục Công nghệ thông tin đề nghị Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh cho dừng lại chờ phần mềm do Bộ triển khai (phần mềm được xây dựng bằng Ngân sách nhà nước tại Trung ương và trang bị miễn phí cho các địa phương). Việc đó vừa bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong việc sử dụng một phần mềm dùng chung toàn quốc, vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí và có thể dẫn đến những rủi ro không lường trước được trong quá trình khai thác, sử dụng, nhất là việc tích hợp dữ liệu với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc để cung cấp thông tin đầu vào cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sau này.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *