Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia

Trangtinphapluat.com giới thiệu bộ câu hỏi trắc nghiệm Tìm hiểu một số quy định pháp luật về biên giới quốc gia và bảo vệ môi trường biển.

Câu hỏi 1: Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
 A. Là đường để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 B. Là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 C. Là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
 D. Là đường để xác định giới hạn lãnh thổ trong đất liền và trên biển của Việt Nam.

Đáp án C, căn cứ Điều 1 Luật Biên giới quốc gia.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia và môi trường biển
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật về biên giới quốc gia và môi trường biển
Câu hỏi 2: Biên giới quốc gia được xác định trên cơ sở pháp lý nào?
 A. Biên giới quốc gia được xác định bằng văn bản ký kết giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới và tuân thủ các Điều ước quốc tế về biên giới trên đất liền và trên biển.
 B. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
 C. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc do pháp luật Việt Nam quy định.
 D. Biên giới quốc gia Việt Nam được pháp luật Việt Nam quy định.
Đáp án C, căn cứ Điều 5 Luật Biên giới quốc gia.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu pháp luật phòng, chống bạo lực gia đinh và bình đẳng giới)

Câu hỏi 3: Tàu ngầm nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định nào?
 A. Được phép đi ngầm nhưng phải báo cáo với chính quyền Việt Nam đường đi (hành trình), thời điểm qua lãnh hải Việt Nam.
 B. Được phép đi ngầm nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
 C. Phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.
 D. Phải đi nổi và báo cáo với chính quyền Việt Nam đường đi (hành trình), thời điểm qua lãnh hải Việt Nam.
Đáp án C, căn cứ Điều 18 Luật Biên giới quốc gia và Điều 29 Luật Biển Việt Nam
Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018
Chế độ đối với lực lượng cảnh sát biển
Câu hỏi 4: Theo quy định của pháp luật, “Ngày biên phòng toàn dân” được quy định là ngày nào hàng năm?
 A. Ngày 22 tháng 12 hàng năm.
 B. Ngày 03 tháng 3 hàng năm.
 C. Ngày 17 tháng 2 hàng năm.
 D. Ngày 21 tháng 6 hàng năm.
Đáp án B, căn cứ Khoản 2 Điều 28 Luật Biên giới quốc gia
Câu hỏi 5: Khi phát hiện mốc quốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia, người phát hiện phải báo ngay cho cơ quan nào?
 A. Báo ngay cho cơ quan Công an huyện biết.
 B. Báo ngay cho Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng biết.
 C. Báo ngay cho Bộ đội biên phòng, chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần nhất biết.
Đáp án C, căn cứ Khoản 2 Điều 29 Luật Biên giới quốc gia.
Câu hỏi 6: Người dân (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan nào?
 A. Đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
 B. Đăng ký lưu trú tại Đồn Biên phòng sở tại.
 C. Nếu có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại thì không phải đăng ký lưu trú.
 D. Đăng ký lưu trú tại Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
Đáp án A, căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định 34/2014/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu hỏi 7: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam được quy định trong thời gian nào hàng năm?
 A. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 5 hằng năm.
 B. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm.
 C. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 7 hằng năm.
 D. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 8 hằng năm.
Đáp án B, căn cứ Công văn số 950/TTg-KTN ngày 12 tháng 6 năm 2009 công nhận Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 
Giải pháp phòng chống biến đổi khí hậu
Tuần lễ quốc gia về biển và hải đảo
Câu hỏi 8: Theo Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, hoạt động nào bị nghiêm cấm trong hành lang bảo vệ bờ biển?
 A. Khai hoang, lấn biển
 B. Khai thác nước dưới đất.
 C. Xây dựng mới nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải.
 D. Cải tạo công trình đã xây dựng.
 Đáp án C, căn cứ Điều 24 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.
Câu hỏi 9: Do bị lâm nạn ở vùng biển thuộc tỉnh X của Việt Nam, tàu chở dầu N đã làm tràn dầu trên vùng biển của tỉnh X và một số địa phương lân cận. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ tàu chở dầu N không phải thực hiện biện pháp khẩn cấp nào sau đây?
 A. Huy động nhân lực, vật lực, phương tiện để ứng phó sự cố.
 B. Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cấp có thẩm quyền về sự cố xảy ra.
 C. Thông báo cho gia đình của các thủy thủ có mặt trên tàu.
 D. Bảo đảm an toàn cho người và tải sản; tổ chức cứu người, tài sản.
Đáp án C, căn cứ Khoản 7 Điều 56 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015.
Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *