Ép uống rượu, bia say gây tai nạn, ai phải bồi thường?

Tình huống : Sắp đến tết nên nhà chị A tổ chức tất niên, chị A có mời người yêu của mình là anh B tới nhà chơi. Trong buổi tiệc, anh trai của chị A mời anh B uống rượu. Anh B từ chối vì uống không được. Anh của chị A nói rằng uống không được thì sẽ không đồng ý cho anh B tiếp tục quan hệ tình cảm với em gái nữa. Vì bị ép buộc nên anh B đã uống và say, trên đường về nhà không may anh B đã tông ông C làm hư xe máy sửa hết 1 triệu đồng và uống thuôc hết 500 ngàn đồng.

Ông C yêu cầu anh B bồi thường thiệt hại, anh B không chịu bồi thường vì cho rằng anh  không có lỗi mà do anh trai của người yêu ép uống nên mới xảy ra tai nạn, vì vậy lỗi thuộc về anh trai của người yêu nên anh B không bồi thường.

Ông C nói: Anh uống rượu gây tai nạn mà còn đổ thừa cho người khác

(Từ 01/01/2020, Cấm người dưới 18 tuổi uống rượu bia)

Anh A: Tôi đâu có uống mà người khác ép tôi uống nên tôi không có lỗi, người ép tôi uống mới có lỗi thì phải bồi thường.

Video bài giảng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia

Hỏi trường hợp trên ai phải bồi thường? anh B hay anh trai của chị A? vì sao?

 Gợi ý trả lời:

B phải bổi thường, vì:

– B là người tự đưa mình vào trạng thái say rượu, mặc dù anh trai chị A có ép uống nhưng việc ép đó chưa đến mức cưỡng ép đến nỗi anh B không thể từ chối được, do đó không thể viện dẫn Khoản 2 Điều 615 BLDS 2005 để buộc anh của chị A phải bồi thường (Khoản 2 Điều 615 quy định: “Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của họ mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại”. Anh của chị A chỉ bồi thường khi nào việc  “ép” đó có tính chất cưỡng bức, đe dọa. Như dùng vũ lực đè ra đổ rượu cho say, cột tay chân lại đổ, dùng dao kề ở cổ dọa không uống thì cắt cổ cho chết… chẳng hạn.)

Ép người khác uống rượu bia gây tai nạn, ai bồi thường?
Ép người khác uống rượu bia gây tai nạn, ai bồi thường?

–  Anh B là người trực tiếp điều khiển xe máy trong khi say rượu  đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Không chỉ vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ mà anh B là người có lỗi gây ra tai nạn cho ông C nên căn cứ vào Điều 604, 605  của Bộ luật dân sự 2005 (Quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) và Điều 623 BLDS quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, thì anh B phải bồi thường cho ông C.

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của rượu bia)

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *