Cấm người dưới 18 tuổi uống rượu bia được quy định tại Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, có hiệu lực từ 01/01/2020. Ngoài ra, Luật cũng nghiêm cấm các hành vi sau:
13 nhóm Hành vi bị nghiêm cấm
– Xúi giục, lôi kéo, kích động, ép buộc người khác uống rượu bia.
(Phạt 1000.000đ nếu bạn rượu, bia cho người dưới 18 tuổi)
– Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
– Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu bia.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp , chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu bia ngay trước, trong giờ làm việc học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
– Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn .
(Từ 01/01/2020 – lái xe khi đã uống rượu, bia có bị xử phạt Tiền không?)
– Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.
(Xem quy định về nội dung cảnh bảo khi quảng cáo rượu, bia theo Nghị định 24/2020/NĐ-CP)
– Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu bia đối với sức khỏe.
– Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
– Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng trong thực phẩm ; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm , chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đảm bảo chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất pha, chế rượu, bia.
(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của rượu bia)
– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động.
– Kinh doanh tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia.
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
Xử lý vi phạm về phòng, chống tác hại của rượu, bia
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, Cụ thể:
1. Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì xử phạt đối với một số hành vi vi phạm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người dưới 18 tuổi.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+Bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
+ Kinh doanh sản phẩm rượu, bia tại các địa điểm cấm kinh doanh rượu, bia theo quy định;
+ Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia.
2. Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế.
– Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây
+ Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập;
+ Ép người khác uống rượu, bia.
– Phạt tiền từ 500.000đ đến 1000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Uống rượu, bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật.
+ Xúi dục, kích động,lôi kéo người khác uống rượu, bia.
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000đ đến 500.000đ đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.
-Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ đối với hành vi bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
Video bài giảng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia
Liên hệ Kesitinh35@gmail.com để tải slide Luật PHòng,chống tác hại của rượu bia
rubi