Từ 01/01/2020 lái xe khi đã uống rượu, bia có bị xử phạt?

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, theo đó:

Đã uống rượu, bia không lái xe

– Tại Khoản 6 Điều 5 cấm: Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

–  Khoản 1 Điều 21 quy định: Người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.

Và tại Khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đã sửa đổi Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, theo đó: Nghiêm cấm Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Mức phạt tiền khi lái xe đã uống bia
Mức phạt tiền khi lái xe đã uống bia

Như vậy, từ ngày 01/01/2020 theo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Luật Giao thông đường bộ đã được sửa đổi tại Khoản 1 Điều 31 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia thì: Nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Lái xe mà đã uống rượu, bia – sẽ bị xử phạt hành chính?

Nhiều bạn đọc thắc mắc là có phải kể từ ngày 01/01/2020 khi lái xe mô tô, gắn máy, ô tô mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn không kể ít hay nhiều đều bị xử phạt vi phạm hành chính?.

(Tải slide bài giảng Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia)

Mặc dù, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực 01/01/2020 nhưng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt (Nghị định 46/2016/NĐ-CP) vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung các quy định cấm của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cũng như Luật Giao thông đường bộ đã được sửa đổi bới Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia,

Mới chỉ xử phạt xe ô tô

+ Tại Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô như sau:

– Khoản 6 quy định:Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)   Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Khoản 8 quy định:Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

(Ép người khác uống rượu bia dẫn đến gây tai nạn – ai phải bồi thường?)

– Khoản9 quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Luật phòng, chống tác hại của rượu bia
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng chống tác hại của rượu bia

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Chưa xử phạt xe mô tô, xe gắn máy

+ Điều 6 Nghị định 46 quy địnhXử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) như sau:

– Khoản 6 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Khoản 8 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

(Đã cập nhật Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông thay Nghị định 46)

Như vậy, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt đang có hiệu lực thi hành thì chỉ xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe   ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện thì chỉ bị xử phạt hành chính khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam /1 lít khí thở, còn ở dưới mức trên thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính mặc dù Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm nhưng theo nguyên tắc xử lý phạt vi phạm hành chính (điểm d khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì: “Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định“, do đó, khi chưa có Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy… mà trong máu, hơi thở có nồng độ cồn thì Cảnh sát giao thông sẽ không có thẩm quyền xử phạt nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ còn chưa vượt mức cho phép của Nghị định 46.

Tóm lại, để quy định cấm người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông thì cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *