Từ 01/01/2020 không được rủ rê, ép buộc người khác uống rượu, bia

 Từ 01/01/2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành, theo đó nghiêm cấm hành vi: Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia.

Không được kích động người khác uống rượu, bia

Do đó, từ 01/01/2020 khi ăn nhậu nếu bạn nhậu nói những câu như dưới đây thì đã vi phạm điều cấm của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia.

– Đàn ông ai lại đi uống nước ngọt;

– Chỉ có thằng sợ vợ mới không dám uống;

– Cả bàn uống ông không uống thì tất cả mất vui;

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng, chống tác hại của rượu bia
Cấm ép buộc người khác uống rượu, bia

– Không uống được thì cũng làm một ly;

– Cứ uống hết mình đi say tôi đưa về;

– Nể nhau thì uống hết chén này đi;

– Rượu bất khả ép, ép bất khả từ;

– Bạn không uống rượu chứng tỏ bạn không coi trọng tôi;

– Hiu hiu gió thổi đầu non – Mấy thằng uống rượu là con Ngọc Hoàng;

– Vào ba ra bảy;

– Không bia không phải đàn ông?

Chưa có chế tài xử phạt

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia thì: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(Slide tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia)

Tại Khoản 3 Điều 28  Quốc hội giao Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay theo rà soát của trangtinphapluat.com thì Chính phủ vẫn chưa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống tác hại của rượu bia nên các hành vi “Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia” vẫn chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Một số chế tài đối với người uống rượu, bia

* Bộ luật Dân sự 2015

Điều 596. Bồi thường thiệt hại do người dùng chất kích thích gây ra

 1.Người do uống rượu hoặc do dùng chất kích thích khác mà lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi, gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.

2. Khi một người cố ý dùng rượu hoặc chất kích thích khác làm cho người khác lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Ép người khác uống rượu bia gây tai nạn, ai bồi thường?
Ép người khác uống rượu bia gây tai nạn, ai bồi thường?

* Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác 

Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong Bộ luật Hình sự có một số điều khoản quy định xử lý hình sự đối với người có hành vi sử dụng rượu, bia gây tai nạn giao thông…với mức phạt lên tới 10 năm tù.

* Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực an ninh trật tự

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng 

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

* Nghị định 146/2016/NĐ-CP xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông

+ Tại Điều 5   quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô như sau:

– Khoản 6 quy định:Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)   Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;

– Khoản 8 quy định:Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

(Ép người khác uống rượu bia dẫn đến gây tai nạn – ai phải bồi thường?)

– Khoản9 quy định: Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe (ô tô) thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Luật phòng, chống tác hại của rượu bia
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật phòng chống tác hại của rượu bia

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

+ Điều 6  quy địnhXử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) như sau:

– Khoản 6 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

– Khoản 8 quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Tóm lại, kể từ ngày 01/01/2020 khi nhậu nhẹt thì không được “Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia”. Trường hợp uống rượu bia gây mất trật tự công cộng, vượt nồng độ còn cho phép (theo Nghị định 46) thì sẽ bị phạt hành chính, nếu gây tai nạn thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 10 năm tù; nếu ép người khác uống rượu, bia dẫn đến gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *