Trắc nghiệm tìm hiểu Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Quảng Nam quy định chế độ chính sách đối với Tổ Bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Câu 1. Thế nào là Lực lượng tham gia bảo vệ an ninhtrật tự ở cơ sở? 

  1. Là lực lượng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập để hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  2. Là lực lượng do Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập để hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  3. Là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. 
  4. Là lực lượng do Công an cấp xã thành lập giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
    Trắc nghiệm tìm hiểu Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
    Trắc nghiệm tìm hiểu Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Câu 2. Quan hệ công tác của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như thế nào? 

  1. Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý về tổ chức, hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
  2. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trực tiếp quản lý về tổ chức, hoạt động, chỉ đạo, điều hành lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; hướng dẫn, phân công, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
  3. Quan hệ giữa lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở với các đoàn thể, tổ chức quần chúng ở cơ sở là quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  4. Cả 3 phương án trên. 

Câu hỏi 3. Quan hệ phối hợphỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được quy định như thế nào? 

  1. Phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;
  2. Hỗ trợ lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng khác ở cơ sở thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật;
  3. Phối hợp với đoàn thể, tổ chức quần chúng tự quản ở cơ sở, hòa giải viên cơ sở, lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia bảo vệ an ninh, trật tự, giải quyết vụ việc về an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
  4. Cả 03 phương án trên. 

Câu 4. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có mấy nhiệm vụ? Đó là những nhiệm vụ nào? 

  1. Ba nhiệm vụ: 1) Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự; 2) Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 3) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
  2. Bốn nhiệm vụ: 1) Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự; 2) Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 3) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; 4) Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội.
  3. Năm nhiệm vụ: 1) Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự; 2) Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 3) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; 4) Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội; 5) Hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở.
  4. Sáu nhiệm vụ: 1) Hỗ trợ nắm tình hình về an ninh, trật tự; 2) Hỗ trợ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; 3) Hỗ trợ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; 4) Hỗ trợ quản lý hành chính về trật tự xã hội; 5) Hỗ trợ vận động, giáo dục người đã có hành vi vi phạm pháp luật đang cư trú tại cơ sở; 6) Hỗ trợ tuần tra bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự khi được điều động. 

Câu 5. Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật? 

  1. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
  2. Ủy ban nhân dân cấp xã.
  3. Công an cấp xã. 
  4. Cả 3 phương án trên.

Câu 6. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự được viết tắt là “Tổ”. Việc quy định Tiêu chí thành lập Tổ, Tiêu chí về số lượng thành viên của Tổ; việc quyết định số lượng Tổ cần thành lập, số lượng thành viên của Tổ do Cơ quan nào quy định và quyết định? 

  1. Bộ Công an.
  2. HĐND và UBND cấp tỉnh.
  3. HĐND và UBND cấp huyện.
  4. HĐND và UBND cấp xã.

Câu hỏi 7. Ai là người ra quyết định thành lập Tổ bảo vệ an ninhtrật tựcông nhận Tổ trưởngTổ phó và thành viên Tổ bảo vệ an ninhtrật tự? 

  1. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
  2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. 
  4. Trưởng Công an cấp xã.

Câu 8. Các đối tượng nào được ưu tiên tuyển chọn vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninhtrật tự ở cơ sở? 

  1. Người đã có thời gian phục vụ trong Công an nhân dân.
  2. Người đã có thời gian phục vụ trong Quân đội nhân dân.
  3. Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ.
  4. Người am hiểu về phong tục, tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
  5. Người đã từng tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
  6. Cả 05 phương án trên.
    Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam về Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
    Nghị quyết 14/2024/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam về Tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Câu 9. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bảo đảm điều kiện hoạt động như thế nào? 

  1. Được bảo đảm kinh phí hoạt động và trang bị cơ sở vật chất.
  2. Được bố trí địa điểm, nơi làm việc phù hợp.
  3. Được trang bị, quản lý, sử công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ.
  4. Được trang bị, sử dụng trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận.
  5. Cả 04 phương án trên. 

Câu hỏi 10. Chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninhtrật tự ở cơ sở như thế nào?

  1. Được hưởng tiền hỗ trợ thường xuyên hằng tháng.
  2. Được hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế.
  3. Được hưởng hỗ trợ, bồi dưỡng khi được cử đi bồi dưỡng, huấn luyện.
  4. Được xem xét hưởng chế độ, chính sách và hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ mà bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, hy sinh.
  5. Cả 04 phương án trên

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *