Hướng dẫn về thời hạn giải quyết tố cáo và rút tố cáo

Hướng dẫn về thời hạn giải quyết tố cáo và rút tố cáo được Chính phủ quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP Ngày 10/4/2019, Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, có hiệu lực 28/5/2019.

Hướng dẫn về thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo Khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định tại Khoản  2 và Khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo.

Thế nào là vụ việc phức tạp

Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

– Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 2 địa điểm trở lên;

(Đọc bài viết so sánh Luật Tố cáo 2018 – Luật Tố cáo 2011)

– Tố cáo từ 2 nội dung phải xác minh trở lên;

Hướng dẫn về gia hạn tố cáo, rút tố cáo
Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tố cáo 2018

– Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

– Tố cáo có yếu tố nước ngoài: Người tố cáo ở nước ngoài hoặc người nước ngoài ; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài ; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

– Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức;

– Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn có ý kiến khác nhau;

(Xem slide bài giảng tuyên truyền Luật Tố cáo 2018)

– Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẩn với nhau cần phải có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

Thế nào là vụ việc đặc biệt phức tạp

Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 2 tiêu chí trở lên được nêu ở trên.

Hình thức gia hạn tố cáo

Việc gia hạn  giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 của Luật Tố cáo.

Hướng dẫn Về rút tố cáo

Người tố cáo có quyền rút toàn bộ hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện bằng văn bản, văn bản rút tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng năm; họ và tên, địa chỉ của người rút tố cáo,  nội dung tố cáo được rút, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người rút tố cáo.Trường hợp người tố cáo trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền rút tố cáo thì người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo và người rút tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

(Xem 12 biểu mẫu trong giải quyết tố cáo)

Việc rút tố cáo phải lập thành văn bản
Việc rút tố cáo phải lập thành văn bản

Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số ngươi rút tố cáo thì từng người rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo.Trường hợp tất cả những người tố cáo rút tố cáo thì người đại diện việc rút tố cáo thực hiện việc rút tố cáo bằng văn bản hoặc người tiếp nhận lập biên bản ghi lại việc rút tố cáo có chữ ký hoặc điểm chỉ xác nhận  của những người tố cáo hoặc người đại diện.

Trường hợp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết. Người tố cáo áp dụng biện pháp theo thẩm quyền  hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật; xử lý người có hành vi đe dọa, mua chuộc người tố cáo hoặc người lợi dụng tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo theo quy định của pháp luật.

Tải toàn văn Nghị định 31/2019/NĐ-CP   Quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *