Xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không phép bị phạt đến 5 triệu đồng

Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực Ngành xây dựng thay thế cho Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, Chính phủ đã bổ sung quy định xử phạt hành vi xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không có giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2020.

1. Phạt đến 5 triệu xây dựng nhà ở nông thôn không phép

Theo dự thảo Nghị định thì Xử phạt đối với hành vi không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định (đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng) như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với nhà ở riêng lẻ ở nông thôn (không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định) và công trình khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

Trình tự, thủ tục cưỡng chế quyết định xử phạt hành chính
Phạt đến 5 triệu đồng Xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn không xin phép

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 2000.000 đồng đối với dự án đầu tư xây dựng công trình.

2. Bổ sung xử phạt một số hành vi cơi nới, lấn chiếm bờ sông, kênh

Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm bờ sông-kênh-rạch, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung (trừ trường hợp quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai) như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

c) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng.

3. Sửa đổi thời gian xin cấp và điều chỉnh giấy phép

+ Theo quy định tại Khoản 12, Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp hoặc không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng; hết thời hạn quy định 60 ngày tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình hoặc phần công trình đó mới được tiếp tục xây dựng.

Như vậy, đối với trường hợp vi phạm mà đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng thì tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức vi phạm có thời gian 60 ngày để làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng, còn đối với những trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng (Ví dụ như: xây dựng công trình trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng, không phù hợp với mục đích sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng…) thì thời gian 60 ngày là không cần thiết vì thời gian càng dài càng dễ phát sinh thêm vi phạm, gây khó khăn cho việc xử lý và khi thực hiện việc cưỡng chế sẽ gây thiệt hại cho đối tượng vi phạm và Nhà nước.

+ Dự thảo đã  Sửa đổi thời gian xin cấp và điều chỉnh giấy phép (90 ngày đối với công trình có yêu cầu phải lập dự án đầu tư, 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ); phân tách khung hành vi theo quy mô công trình để xử phạt đối với các vi phạm quy định về trật tư xây dựng cho phù hợp, cụ thể:

Trong thời hạn 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng và 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng.

Hết thời hạn trên, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

4. Bổ sung quy định tịch thu tang vật, phương tiện VPHC

Bổ sung hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc sau khi đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính  mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hoặc tái phạm. Quy định mới này nhằm đảm bảo tính răn đe, ngăn chặn vi phạm hành chính.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *