So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 (phần 3)

Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 với   465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%.

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Tiêp theo phần 1, phần 2, hôm nay trangtinphapluat.com giới thiệu cho các bạn những điểm mới của chương III về bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình

1.Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình

Luật năm 2007 quy định có 03 địa chỉ báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, đó là:  cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 bên cạnh kế thừa Luật năm 2007 còn bổ sung thêm Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm (06 địa chỉ):

+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

+ Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

+ Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

+ Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

+ Người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

+ Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022
So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 và Luật năm 2007

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2008 chỉ quy định đỉa chỉ báo tin về bạo lực gia đình, không quy định hình thức báo tin. Luật năm 2022 đã bổ sung quy định về hình thức báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, gồm 3 hình thức:  Gọi điện, nhắn tin; Gửi đơn, thư; Trực tiếp báo tin.

2.Biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình và bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định 4 biện pháp ngăn chặn, bảo vệ nạn nhân bạo lực lực gia đình. Luật năm 2022 kế thừa và bổ sung thêm một số biện háp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình như:   Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; Bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ nhu cầu thiết yếu; trợ giúp pháp lý và tư vấn tâm lý, kỹ năng để ứng phó với hành vi bạo lực gia đình;  Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình; Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng.

Luật Phòng, chống bạo  lực gia đình năm 2022 quy định cụ thể việc Góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư; Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng như sau:

+ Biện pháp góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình trong cộng đồng dân cư được thực hiện đối với người từ đủ 18 tuổi trở lên trong các trường hợp sau đây:

– Có hành vi bạo lực gia đình từ 02 lần trở lên trong thời gian 12 tháng mà chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

– Có hành vi bạo lực gia đình đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

 + Công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình cư trú, bao gồm:

– Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc công trình công cộng khác;

– Tham gia công việc khác nhằm cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *