So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 (phần 2)

Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 với   465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%.

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

 1. Mục đích, yêu cầu trong thông tin, truyền thông, giáo dục phòng ngừa bạo lực gia đình

+ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 cơ bản kế thừa quy định về mục đích của thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm nâng cao nhận thức, định hướng hành vi ứng xử, góp phần xóa bỏ bạo lực gia đình.

+ Yêu cầu đối với thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình

Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2008 yêu cầu 3 nội dung đối với thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình. Còn Luật năm 2022 yêu cầu 05 nội dung trên cơ sở kế thừa Luật 2007 và bổ sung một số nội dung mới như:

So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022
So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 và Luật năm 2007

Ngoài yêu cầu chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực, Luật còn bổ sung yêu cầu phải Thường xuyên. Chú trọng thay đổi hành vi của người có hành vi bạo lực gia đình, người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lựckỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới; Bảo đảm an toàn thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình

2.Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

Cơ bản Luật năm 2022 kế thừa quy định Luật 2007 về nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình, tuy nhiên có bổ sung thêm một số nội dung như: Quyền con người, quyền công dân, bình đẳng giới trong gia đình; gương người tốt, việc tốt trong xây dựng gia đình hạnh phúc và phòng, chống bạo lực gia đình; kỹ năng bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình; Kinh nghiệm phòng, chống bạo lực gia đình trong nước và quốc tế.

3. Hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục

Luật năm 2007 quy định 04 nhóm hình thức thông tin, truyền thông, giáo dục. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 đã bổ sung thêm các hình thức mới: Tổ chức cuộc thi, chiến dịch truyền thông;  Hội nghị, hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề; loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phíchtranh cổ động…

4. Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình

Luật năm 2007 chỉ quy định nguyên tắc hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, không đề cập thế nào là hòa giải. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 đã bổ sung về khái niệm hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể:

“Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình để không làm phát sinh, tái diễn hành vi bạo lực gia đình.

Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình không thay thế biện pháp xử lý người có hành vi bạo lực gia đình.”

5. Nguyên tắc trong hòa giải bạo lực gia đình

Về cơ bản, Luật năm 2022 kế thừa các nguyên tắc trong hòa giải bạo lực gia đình của Luật năm 2007 như:

  Chủ động, kịp thời, kiên trì;  Tôn trọng sự tự nguyện của các bên và an toàn của người bị bạo lực gia đình; Khách quan, bình đẳng, có lý, có tình, phù hợp với quy định của pháp luật và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; Bảo đảm bí mật thông tin về đời sống riêng tư của các thành viên gia đình được hòa giải; Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.

Luật năm 2022 đã bỏ quy định về trường hợp không được hòa giải như: vi phạm thuộc tội hình sự, bị xử lý hành chính. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 chỉ nêu chung nguyên tắc là phù hợp với quy định của pháp luật.

6. Chủ thể tiến hành hòa giải

Luật năm 2007 và Luật năm 2022 đều quy định 03 chủ thể tiền hành hòa giải  đối với vụ việc bạo lực gia đình, đó là: thành viên gia đình, dòng họ;  cơ quan, tổ chức; tổ hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, Luật năm 2022 còn bổ sung quy định:

“Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thânngười trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý họcngười có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.”

Rubi

Còn nữa

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *