So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 (phần 1)

Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 với   465 đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật, chiếm 93,37%.

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 và Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

1. Về bố cục của Luật

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 có 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật năm 2007.

2. Phạm vi điều chỉnh

Bên cạnh việc kế thừa phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống bao lực gia đình năm 2007, Luật năm 2022 bổ sung thêm điều chỉnh việc  ngăn chặn bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình

3. Giải thích từ ngữ

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 ngoài việc kế thừa khái niệm về bạo lực gia đình, bổ sung giải thích thêm 03 cụm từ:

+ Cấm tiếp xúc là biện pháp cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến gần người bị bạo lực gia đình hoặc sử dụng phương tiện, công cụ để thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

+ Nơi tạm lánh là địa điểm để bảo đảm an toàn cho người bị bạo lực gia đình.

So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022
So sánh những điểm mới Luật Phòng chống bao lực gia đình năm 2022 và Luật năm 2007

+ Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình là quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng ứng xửkiềm chế cảm xúc tiêu cực, kiểm soát hành vigiải quyết mâu thuẫn giúp người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt bạo lực gia đình

4. Hành vi bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định 9 nhóm hành vi bạo lực gia đình. Luật năm 2022 quy định 16 nhóm hành vi bạo lực gia đình.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 bổ sung một số hành vi bạo lực gia đình như:

+  Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý

+  Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em

+ Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình

+ Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm

+ Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực

+ Cô lập, giam cầm thành viên gia đình

5. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định 7 nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình, tăng 03 nguyên tắc so với Luật 2007.

Luật vẫn xác định Phòng ngừa là chính,  đồng thời bổ sung nội dung lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm.

Luật năm 2022 bổ sung nguyên tắc:  Trường hợp người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì trong quá trình xử lý phải có sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em. Thực hiện trách nhiệm nêu gương trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

7. Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 bổ sung quy định Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình và tôn vinh giá trị gia đình.

8.Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình

Cơ bản Luật năm 2022 kế thừa các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị bạo lực gia đình, đồng thời bổ sung một số quyền như: Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình khắc phục hậu quả, bồi thường tổn hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và thiệt hại về tài sản; Được thông tin về quyền và nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình, xử lý hành vi bạo lực gia đình; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Về nghĩa vụ: Luật năm 2007 chỉ quy định người bị bạo lực gia đình  có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Luật không nêu rõ là cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời như Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022.

9. Trách nhiệm của cá nhân, thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình

+ Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 kế thừa 04 nội dung về trách nhiệm của gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật 2007.

+ Về quyền và trách nhiệm cá nhân: Luật năm 2007 chỉ quy định trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022 bên cạnh quy định trách nhiệm cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình như: báo tin, tố giác, tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình…đồng thời bổ sung quyền của cá nhân như: 

Được khen thưởng khi có thành tích trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng; được bảo vệ, giữ bí mật về thông tin cá nhân khi báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình; được Nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng và thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ

Rubi

còn nữa

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *