Quy định về căn cứ ban hành quyết định hành chính

Trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước thì việc ban hành quyết định hành chính là công việc thường xuyên, số lượng quyết định hành chính được ban hành rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay việc xác định căn cứ để ban hành quyết định hành chính vẫn còn chưa được quy định cụ thể. Để bạn đọc hiểu rõ hơn căn cứ ban hành một quyết định hành chính, trangtinphapluat.com tổng hợp, giới thiệu các quy định của pháp luật có liên quan đến việc ban hành quyết định hành chính (quyết định hành chính được hiểu ở đây gồm quyết định, nghị quyết, tờ trình, công văn, thông báo…).

1. Quy định về căn cứ ban hành văn bản hành chính

– Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 01/2011/TT-BNV quy định về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (hết hiệu lực 15/6/2020) thì tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban hành.

Thứ tự  sắp xếp các căn cứ ban hành văn bản
Căn cứ ban hành quyết định hành chính

Thông tư 01 không hướng dẫn về việc phải viện dẫn những căn cứ nào khi ban hành quyết định hành chính nên thực tiễn có một văn bản có cùng nội dung nhưng mỗi cơ quan lại tham mưu phần căn cứ không giống nhau, rồi việc sắp xếp thứ tự văn bản thì cũng mỗi nơi làm mỗi kiểu, tạo sự không thống nhất trong ban hành quyết định hành chính.

Quy định về công tác văn thư

– Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có hiệu lực 05/3/2020, thay thế cho Nghị định 110/2004/NĐ-CP và Nghị định 09/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 110 về công tác văn thư, thì có hướng dẫn trình bày Căn cứ ban hành văn bản hành chính bao gồm văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản. Căn cứ ban hành văn bản được ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu, cơ quan ban hành, ngày tháng năm ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản (riêng Luật, Pháp lệnh không ghi số, ký hiệu, cơ quan ban hành).

Biểu mẫu văn bản hành chính

– Hiện nay trên một số lĩnh vực thì có ban hành các biểu mẫu, trong đó có nêu cụ thể căn cứ để ban hành như: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định thu hồi đất, Quyết định cưỡng chế…

Luật ban hành quyết định hành chính

– Theo dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính thì việc ban hành quyết định hành chính dựa vào 02 căn cứ: Căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn

Căn cứ pháp lý

+ Cơ quan ban hành quyết định hành chính xác định nhu cầu ban hành quyết định hành chính trên cơ sở yêu cầu quản lý nhà nước hoặc yêu cầu của cá nhân, tổ chức bảo đảm phù hợp về căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.

+ Căn cứ ban hành quyết định hành chính được xác định phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính, nội dung quyết định hành chính, trình tự, thủ tục ban hành quyết định hành chính.

Căn cứ pháp lý ban hành quyết định hành chính phải là văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực tại thời điểm ban hành quyết định hành chính và thời điểm xảy ra sự kiện pháp lý cần ban hành quyết định hành chính.

Trường hợp căn cứ pháp lý có quy định khác nhau thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Căn cứ thực tiễn

+ Cơ quan ban hành quyết định hành chính có trách nhiệm thu thập đầy đủ và xác minh tính chính xác của thông tin, bảo đảm căn cứ thực tiễn ban hành quyết định hành chính.

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ban hành quyết định hành chính có thể trao đổi, đối thoại với đối tượng thi hành, người có quyền, lợi ích liên quan để xác minh tính chính xác của các thông tin phục vụ cho việc ban hành quyết định hành chính.

Dự thảo Luật ban hành quyết định hành chính được lấy ý kiến từ 2015 nhưng đến nay vẫn chưa ban hành nên các cơ quan hành chính vẫn chưa có cơ sở pháp lý để căn cứ ban hành quyết định hành chính.

2. Căn cứ ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Khác với văn bản hành chính, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được điều chỉnh bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể khoản 1 Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì:

“Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được công b hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban hành. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng của cơ quan ban hành văn bản đó và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung, cơ sở đ ban hành văn bản.”

Quy định viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật
Quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Như vậy, đối với văn bản quy phạm pháp luật thì căn cứ ban hành phải là văn bản quy phạm pháp luật, không căn cứ vào thực tiễn cũng như ý kiến của các cơ quan chuyên môn hay cơ quan khác.

Việc sắp xếp thứ tự căn cứ dựa vào văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng ban hành văn bản rồi mới đến văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn quy định nội dung văn bản.

3. Vận dụng để xác định căn cứ ban hành văn bảnh hành chính

Tóm lại, hiện nay việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản hành chính thì có quy định cụ thể về căn cứ ban hành, tuy nhiên chưa hướng dẫn phải ghi căn cứ văn bản nào trước, văn bản nào sau, trường hợp văn bản được sửa đổi, bổ sung thì ghi như thế nào…

Ưu tiên văn bản có hiệu lực cao hơn

Theo quan điểm của trangtinphapluat.com thì việc sắp xếp thứ tự căn cứ thì sắp xếp văn bản quy phạm pháp luật trước, văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn sắp xếp ở vị trí đầu tiên rồi mới đến văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn (Luật rồi đến Nghị định, đến Thông tư….). Trường hợp 2 văn bản có giá trị pháp lý như nhau thì nên căn cứ vào thời gian ban hành để sắp xếp, văn bản nào ban hành trước thì sắp xếp trước, văn bản nào ban hành sau thì sắp xếp sau.

Đối với các văn bản được sửa đổi, bổ sung thì ghi văn bản chính trước rồi đến văn bản sửa đổi bổ sung, ví dụ: Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế; Nghị định 07/2023/NĐ-CP ngày 03/3/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế.

Trường hợp có căn cứ văn bản của Đảng thì nên ghi văn bản nào trước?

Theo tìm hiểu của trangtinphapluat.com thì thực tiễn căn cứ ban hành văn bản hành chính khi có căn cứ văn bản Đảng như sau:

+ Nghị quyết 29/NQ-CP năm 2024 Chương trình hành động thực hiện Kết luận 61-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Chính phủ ban hành

Phần căn cứ ban hành: Văn bản Luật trước rồi mới đến văn bản của Đảng.

+ Nghị quyết 08/NQ-CP ngày 23/01/2024 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Phần căn cứ ban hành: Văn bản Luật trước rồi mới đến văn bản của Đảng.

Về thể thức kỹ thuật trình bày phần căn cứ ban hành văn bản hành chính thì dùng chữ nghiêng, cuối mỗi căn cứ có dấu chấm phẩy, căn cứ cuối cùng là dấu chấm (đây là quy định mới của Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư.

Thảo Huy

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *