Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trước hay sau khi lập biên bản?

Thực tế tại địa phương còn có nhiều quan điểm khác nhau về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trước hay sau khi lập biên bản vi phạm hành chính dẫn đến việc thực hiện tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không thống nhất. 

Tạm giữ tang vật trước hay sau khi lập biên bản

Ví dụ: Trong quá trình kiểm tra, Công an huyện phát hiện ông A đang vận chuyển hàng hóa là đường kính do nước ngoài sản xuất nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Công an huyện sẽ thực hiện tạm giữ tang vật vi phạm hành chính theo trình tự như thế nào?

Tạm giữ để định giá tang vật

Phương án 1: Công an huyện ra quyết định tạm giữ “để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt” theo thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020) trước. Sau khi định giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, xác định được thẩm quyền xử phạt, lập biên bản vi phạm hành chính thì tiếp tục ra quyết định tạm giữ “để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt” theo thời hạn quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trước hay sau khi lập biên bản?

Tạm giữ để xác minh tình tiết vi phạm

Phương án 2: Công an huyện ra quyết định tạm giữ “để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt” theo thời hạn quy định tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Trong thời hạn tạm giữ này, công an huyện thực hiện xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn cụ thể trường hợp trên để địa phương thống nhất thực hiện. Đồng thời cho ý kiến việc vi phạm quy định về thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có phải là vi phạm thủ tục trong xử phạt vi phạm hành chính hay không (UBND tỉnh Quảng Trị).

Trình tự tạm giữ tang vật vi phạm hành chính

Về trình tự thực hiện tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, Theo điểm a khoản 1 Điều 125 Luật XLVPHC quy định: “Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

(i) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

(ii) Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này”.

Cách tính thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trước hay sau khi lập biên bản?

Mặt khác, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC cũng quy định nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”.

Tạm giữ do người có thẩm quyền quyết định

Do đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng ngay biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu nhận thấy thuộc trường hợp tạm giữ theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật XLVPHC mà không cần phải phụ thuộc vào việc đã lập biên bản vi phạm hành chính hay chưa. Đồng thời, khi thực hiện tạm giữ tang vật, phương tiện vi, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về trình tự, thủ tục tại Điều 125 Luật XLVPHC.

Trích tài liệu sơ kết công tác Tư pháp 6 tháng năm 2024

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *