Xung đột lợi ích là gì? Trường hợp nào được xem là xung đột lợi ích

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì: Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

Các trường hợp xung đột lợi ích

Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ  Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực 15/8/2019 thì: Người có chức vụ quyền hạn được xem là có xung đột lợi ích  khi có dấu hiệu rõ ràng cho rằng  người đó thuộc hoặc sẽ thuộc một trong các trường hợp sau:

1. Nhận tiền, tài sản  hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức , đơn vị, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết  hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình;

(So sánh Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 với Luật 2005)

Giải quyết xung đột lợi ích
Trường hợp nào được xem là xung đột lợi ích

2. Thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

3. Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân  ở trong nước và nước ngoài  về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước , bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

4. Sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ, quyền hạn của mình để vụ lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác;

(Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Phòng, chống tham nhũng 2018)

5. Bố trí vợ hoặc chồng, bố mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý  về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình là người đứng đầu  hoặc cấp phó của người đứng đầu;

6. Góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề do mình trực tiếp thực hiện việc quản lý  nhà nước hoặc để vợ, chồng , bố, mẹ, con kinh doanh  trong phạm vi ngành nghề do mình trực tiếp  thực hiện việc quản lý nhà nước;

7.Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột  hoặc để doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị em ruột  tham dự các gói thầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị  mình khi được giao thực hiện các giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ , ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức đơn vị đó;

(Slide bài giảng tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng 2018)

8. Có vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột là người có quyền, lợi ích trực tiếp  liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của mình;

9. Can thiệp hoặc tác động không đúng đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân  có thẩm quyền vì vụ lợi,

Bài giảng tuyên truyền Luật phòng, chống tham nhũng
Các hành vi tham nhũng

(119 danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi từ năm 2019)

(Nội dung tuyên truyền Phòng chống tham nhũng mới nhất)

Báo cáo xung đột lợi ích

Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày biết được hoặc phát hiện được nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích với người được giao nhiệm vụ, công vụ. Thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích được thể hiện bằng văn bản và làm rõ các nội dung sau:

– Tình huống có xung đột lợi ích;

– Thời điểm diễn ra và biết được hoặc phát hiện được xung đột lợi ích;

– Mức độ ảnh hưởng hoặc sẽ ảnh hưởng không đúng đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn;

– Đề nghị hoặc kiến nghị biện pháp kiểm soát xung đột lợi ích.

Tải Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ  Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *