Ngày 20/3/2020, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định 748/QĐ-UBND về Ban hành quy định tạm thời một số chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, trangtinphapluat.com giới thiệu toàn văn để bạn đọc tham khảo:
1. Đối tượng áp dụng
a) Người Việt Nam bị áp dụng biện pháp cách ly y tế hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế theo quy định (bao gồm trường hợp cách ly, chốt chặn tại một khu vực cộng đồng gồm: cách ly theo tuyến phố, tuyến đường; thôn, tổ dân phố, hoặc xã).
(Nghị quyết 37/NQ-CP chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19)
b) Người nước ngoài bị áp dụng biện pháp cách ly y tế hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế theo quy định hiện hành.
c) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện cách ly y tế.
d) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà
nước để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
2. Nội dung và mức chi đặc thù phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh
2.1. Chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế
a) Các chế độ thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 32/2012/TTBTC ngày 29/02/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ, quản lý và sử dụng kinh
phí đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và một số quy định đặc thù của tỉnh, cụ thể như sau:
TT | Đối với người Việt Nam | Đối với người nước ngoài |
1 | Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. | Được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành. Những trường hợp nhập cảnh sau 00 giờ ngày 18/3/2020, ngân sách tỉnh chỉ hỗ trợ chi phí xét nghiệm lần đầu, người nước ngoài tự chi trả chí phí điều trị theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập do cơ quan có thẩm quyền ban hành khi phát hiện, điều trị bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế. |
2 | Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành | Được cấp không thu tiền: nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày cách ly y tế theo định mức sử dụng cho người bị cách ly y tế do Bộ Y tế ban hành |
3 | Được miễn chi phí di chuyển từ nhà (đối với trường hợp đang thực hiện cách ly y tế tại nhà nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh), từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định. Căn cứ xác định chi phí di chuyển được miễn là định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của phương tiện vận chuyển người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp có nhiều hơn một người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người | Được miễn chi phí di chuyển từ nhà (đối với trường hợp đang thực hiện cách ly y tế tại nhà nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh), từ cơ sở, địa điểm phát hiện đối tượng phải thực hiện cách ly y tế đến cơ sở cách ly y tế hoặc từ cơ sở cách ly y tế này đến cơ sở cách ly y tế khác theo quyết định của người có thẩm quyền; được bảo đảm vận chuyển thuận lợi, an toàn và đúng quy định. Căn cứ xác định chi phí di chuyển được miễn là định mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của phương tiện vận chuyển người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế. Trường hợp có nhiều hơn một người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế cùng được vận chuyển trên một phương tiện thì mức thanh toán cũng chỉ được tính như đối với vận chuyển một người |
4 | Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì được miễn chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Mức chi theo thực tế phát sinh trên cơ sở hoá đơn, chứng từ hợp lệ đảm bảo theo đúng các quy định về chuyên môn y tế của việc bảo quản, quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành | Trường hợp người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tử vong thì chi phí cho việc bảo quản, quàn ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt theo quy định của Trung ương |
5 | Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế được cơ sở thực hiện cách ly y tế cấp giấy chứng nhận thời gian thực hiện cách ly y tế để làm căn cứ hưởng các chế độ theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn (nếu có) |
b) Chế độ hỗ trợ tiền ăn và hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian cách ly tại cơ sở cách ly tập trung hoặc đang điều trị bệnh khác mà bị áp dụng biện pháp cách ly y tế
TT | Nội dung hỗ trợ | Đối với người Việt Nam | Đối với người nước ngoài |
1 | Chế độ hỗ trợ tiền ăn trường hợp bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tập trung | a) Đối với trường hợp bị áp dụng cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tại các địa điểm khác theo quy định: 60.000 đồng/người/ngày. b) Đối với trường hợp cách ly, chốt chặn tại một khu vực cộng đồng (tuyến phố, tuyến đường; thôn, tổ dân phố, hoặc xã): Hỗ trợ 40.000 đồng/ngày/người. c) Đối với trường hợp cách ly tại chỗ, tại nhà: Người bị áp dụng biện pháp cách ly tự chi trả. | a) Đối với trường hợp bị áp dụng cách ly y tế tập trung tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và tại các địa điểm khác theo quy định: 300.000 đồng/người/ngày. Trong đó, nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 100.000 đồng/người/ngày nguồn huy động hợp pháp khác: 200.000 đồng/người/ngày. b) Đối với trường hợp cách ly tại chỗ, tại nhà: Người bị áp dụng biện pháp cách ly tự chi trả. |
2 | Chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp đang trong thời gian cách ly tại cơ sở cách ly tập trung mà mắc bệnh khác phải khám, điều trị hoặc đang điều trị bệnh khác mà bị áp dụng biện pháp cách ly y tế | a) Đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng BHYT như trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. Ngân sách tỉnh hỗ trợ phần chi phí đồng chi trả của người bệnh và các chi phí khác ngoài phạm vi được hưởng BHYT theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập. Trường hợp người bệnh điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT, cơ sở cách ly có trách nhiệm thông báo cho cơ quan Bảo hiểm xã hội trên địa bàn biết để thực hiện thanh toán cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với chi phí trong phạm vi được hưởng BHYT. Cơ sở cách ly y tế có trách nhiệm thanh toán chi phí đồng chi trả của người bệnh và chi phí ngoài phạm vi thanh toán BHYT cho cơ sở khám bệnh,chữa bệnh; sau đó tổng hợp chứng từ để thanh toán với ngân sách tỉnh. b) Đối với trường hợp người bệnh không có thẻ BHYT được ngân sách tỉnh chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh | Tự chi trả 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. |
2.2. Hỗ trợ chi phí lưu trú tại các cơ sở cách ly tập trung
Đối với người nước ngoài, người Việt Nam hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài thực hiện cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quân đội hoặc khu cách ly tập trung, khu lưu trú an toàn cho người nước ngoài do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập thì được miễn chi phí lưu trú trong thời hạn tối đa là 14 ngày kể từ ngày cách ly.
(Quảng Nam tạm đình chỉ một số hoạt động kinh doanh nơi công cộng)
Trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài không thực hiện cách ly tập trung tại khu cách ly tập trung, khu lưu trú an toàn cho người nước ngoài do cấp có thẩm quyền thành lập, mà lựa chọn cách ly tại các khách sạn, cơ sở lưu trú thì tự chi trả chi phí lưu trú theo thỏa thuận, đồng thời chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục của các ngành chức năng thuộc tỉnh. UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã, thành phố cùng với Hiệp hội du lịch tỉnh thương thảo với các khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn để hỗ trợ, giảm giá dịch vụ đối với các trường hợp này.
2.3. Hỗ trợ các nội dung khác:
a) Chi phí chăm sóc y tế, phương tiện đưa ra sân bay, bến xe, nhà ga.
b) Chi phí làm visa đối với người nước ngoài khi về nước.
c) Mua vé phương tiện về lại địa phương với mức hỗ trợ bằng giá vé máy bay, tàu, xe hạng thông thường khi bị các hãng máy bay, tàu, xe hủy vé buộc phải mua lại.
2.4. Chế độ phụ cấp chống dịch cho cán bộ y tế, người lao động tham gia phòng, chống dịch Covid-19
a) Chế độ phụ cấp chống dịch: Mức phụ cấp chống dịch: 200.000 đồng/ngày/người đối với các đối tượng:
– Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch (bao gồm người tham gia giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm, vận chuyển mẫu, lái xe).
– Người trực tiếp tham gia khám, chẩn đoán, điều trị người mắc bệnh dịch tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Cán bộ y tế phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người trực tiếp phục vụ, chăm sóc người bệnh, vận chuyển bệnh phẩm, quản lý tử thi người bệnh, lái xe, bộ phận thu viện phí, bảo vệ, bộ phận dược làm nhiệm vụ thu vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bộ phận khoa kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện: Giặt đồ vải, quần áo bác sỹ, bệnh nhân; phòng vật tư thiết bị y tế thực hiện vệ sinh trang thiết bị, máy móc, bơm tiêm điện; cán bộ phòng công nghệ thông tin trực phòng, chống dịch.
– Cán bộ y tế thực hiện giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại các cơ sở được giao nhiệm vụ cách ly y tế không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cách ly tại chỗ, tại nhà).
– Người phục vụ người bị cách ly y tế tại các cơ sở cách ly không phải là chuyên môn y tế (phục vụ, nấu ăn, bảo vệ, lái xe…)
– Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly.
– Người thu gom, vận chuyển rác thải y tế, xử lý môi trường tại khu vực cách ly y tế.
– Người tiếp nhận, xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, kiểm soát nhiễm khuẩn tại các phòng xét nghiệm.
– Người tham gia cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ các yêu cầu cách ly y tế.
– Người tham gia thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa, cách ly khu vực có dịch, khu vực cách ly (bao gồm lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng…)
b) Chế độ phụ cấp thường trực chống dịch 24/24 giờ vào ngày thường: 130.000đồng/ngày/người.
c) Người lao động tham gia thường trực chống dịch 24/24 giờ được hỗ trợ tiền ăn: 57.000 đồng/người/phiên trực.
d) Cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có
dịch được hưởng mức bồi dưỡng:
– Cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch Covid-19: 130.000 đồng/ngày/người.
– Công tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập: 80.000 đồng/ngày/người.
đ) Lực lượng Công an, Quân sự, Biên phòng, Hải quan… tham gia trực tiếp công tác giám sát, kiểm dịch: 130.000 đồng/ngày/người theo thực tế ngày tham gia.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Nguồn ngân sách tỉnh đảm bảo thực hiện các chế độ đặc thù theo quy định này, trừ các chế độ đặc thù hỗ trợ tiền ăn đối với người Việt Nam thực hiện cách ly, chốt chặn tại một khu vực cộng đồng (tuyến phố, tuyến đường; thôn, tổ dân phố, hoặc xã): 40.000 đồng/ngày/người tại điểm b, khoản 2.1 và mức bồi dưỡng cho cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch tại điểm d, khoản 2.4.
b) Nguồn ngân sách cấp huyện đảm bảo thực hiện các chế độ đặc thù hỗ trợ
tiền ăn đối với người Việt Nam thực hiện cách ly, chốt chặn tại một khu vực cộng đồng (tuyến phố, tuyến đường; thôn, tổ dân phố, hoặc xã): 40.000 đồng/ngày/người tại điểm b, khoản 2.1; mức bồi dưỡng cho cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia phòng, chống dịch tại điểm d, khoản 2.4 và các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 khác theo phân cấp. Trường hợp dịch bệnh phức tạp, địa phương phát sinh kinh phí phòng, chống dịch vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách cấp huyện thì ngân sách tỉnh hỗ trợ phần kinh phí tăng thêm.
c) Nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các
nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
4. Nguyên tắc thực hiện
a) Trường hợp một người được hưởng nhiều chế độ, chính sách đặc thù tại
quy định này thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
b) Khi Trung ương có Quyết định cụ thể về chế độ, chính sách đặc thù phòng, chống dịch Covid-19 thì thực hiện theo Quyết định của Trung ương nếu mức chi theo quy định của Trung ương lớn hơn các mức chi tại quy định này; ngược lại nếu mức chi theo quy định của Trung ương nhỏ hơn các mức chi tại quy định này, thì thực hiện theo quy định này.
c) Các quy định khác (như chế độ phụ cấp chống dịch, phụ cấp thường trực
chống dịch 24/24 giờ vào ngày nghỉ hằng tuần, vào ngày lễ, ngày Tết; guyên tắc tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ…) không quy định quy định này được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Trường hợp tại các khu vực cách ly do lực lượng Biên phòng, Công an,
Quân sự tiếp nhận, quản lý, ngân sách địa phương chỉ đảm bảo những nội dung kinh phí mà ngân sách Trung ương không đảm bảo.
đ) Chế độ đặc thù phòng, chống dịch Covid-19 tại quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 03/02/2020 (ngày thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra).