Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ, có bị xử phạt?

Bạn đọc có địa chỉ mail nguyenchilinh….@gmail.com đề nghị trangtinphapluat.com tư vấn trường hợp như sau: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân  chưa có  giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ có liên quan theo điều 100 Luật Đất đai năm 2013, nhưng đất được quy hoạch là đất nông nghiêp mà xây dựng công trình trên đất thuộc khu vực nông thôn thì có được xử phạt về hành vi sử dụng đất sai mục đích hay không? Bởi vì phần đất này khoản 4000 m2 đang tranh chấp giữa bà A với bà B. Hiện tòa án cấp huyện đang thụ lý vụ án nhưng chưa biết vị trí tranh chấp chỗ nào trong tổng diện tích 3,5 ha mà gia đình bà A đã rào ( UBND xã đã hòa giải và xác định vị trí tranh chấp  hiện bà A đang xây dựng trên phần đất 4000 m2 này)

Quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính đã ban hành nhưng UBND xã vì tính chất nhạy cảm nên không thực hiện việc cưỡng chế. Trách nhiệm sau này có thuộc về công chức địa chính-xây dựng không, có bị xử lý kỷ luật không nếu hậu quả xảy ra. Xin cảm ơn!

Xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp
Hướng dẫn xử phạt hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất
Trangtinphapluat.com trả lời bạn như sau:
1. Xử phạt về chuyển mục đích sử dụng đất
– Về mục đích sử dụng đất tại Điều 14 Luật Đất đai 2013 nêu rõ: Nhà nước quyết định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất thì xác định đất của hộ gia đình, cá nhân nêu trên là đất nông nghiệp.

– Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp không phải trường hợp nào cũng bị xử phạt vi phạm hành chính. Chỉ những trường hợp Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành buộc phải đăng ký chuyển mục đích mà hộ gia đình, cá nhân không đăng ký chuyển mục đich thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chuyển mục đích theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai.

(Xem những vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính hành vi chuyển mục đích sử dụng đất)

Còn đối với những trường hợp pháp luật không buộc phải đăng ký chuyển mục đích thì không bị xử phạt về hành vi tự ý chuyển mục đích, cụ thể: Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP  ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ đã được sửa đổi theo Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ  sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai, thì: Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”

2. Quyết định xử lý VPHC phải được thực hiện

Theo Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì bị cưỡng chế.

Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Quy định về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Theo Điều 86 Luật xlvphc thì người ra quyết định cưỡng chế phải tổ chức thực hiện cưỡng chế. Do đó các quyết định cưỡng chế đều phải được tổ chức thực hiện.

Theo như bạn trình bày thì việc không tổ chức cưỡng chế vì lý do nhạy cảm sau này vẫn có thể cưỡng chế được, bởi vì đôi với phần cưỡng chế buộc khắc phục hậu quả thì Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định thời hiệu nên vẫn tổ chức cưỡng chế để khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Về xử ly kỷ luật do không thi hành quyết định cưỡng chế

Theo  Nghị định 19/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật thi hành xử phạt hành chính thì Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, Giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.

Điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 19 quy  định hình thức kỷ luật KHIỂN TRÁCH được áp dụng khi: Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt; việc thi hành biện pháp khắc phục hậu quả do cá nhân, tổ chức thực hiện.

(6 hình thức kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong xử lý hành chính)

Như vậy, theo Nghị định 19/2020/NĐ-CP thì việc cán bộ địa chính không tham mưu đôn đốc thi hành quyết định xử phạt, khăc phục hậu quả thì sẽ bị xem xét kỷ luật hình thức khiển trách.

Trên đây là tư vân của trangtinphapluat.com liên quan đến sử phạt hành vi chuyển mục đích sử dụng đất và trách nhiệm của cán bộ công chức nêu không theo dõi, đôn đốc thi hành quyết định xử phạt hành chính, biện pháp áp dụng khắc phục hậu quả.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *