5 vướng mắc trong xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự

Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc một số vướng mắc trong quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực nghĩa vụ quân sự được quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.

1. Mức xử phạt hành vi vi phạm về khám sức khỏe còn thấp

  + Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chống đối việc tham gia huấn luyện dân quân tự vệ tại khoản 3 Điều 22 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP có sự chồng chéo với quy định tội chống người thi hành công vụ quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Xử lý hành vi Không chấp hành lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

+ Quy định mức tiền xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự còn thấp, chưa đủ sức răn đe.

Hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính nghĩa vụ quân sự
5 vướng mắc trong xử phạt vi phạm nghĩa vụ quân sự

2. Thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ

 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, Quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả chưa rõ, chưa thống nhất với nội dung biện pháp khắc phục hậu quả trong Nghị định, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; biện pháp “Buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự” chưa rõ ràng, nên tính khả thi chưa cao.

3. Thiếu quy định xử phạt

Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP còn thiếu một số quy định xử phạt:

+ Chưa có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi gian dối làm sai lệch kết quả kiểm tra, phân loại sức khỏe đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị nhằm trốn tránh lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, nên không có cơ sở pháp lý để xử phạt khi có vi phạm xảy ra.

 + Chưa có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về chữ ký số, chứng thư chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ, nên không có cơ sở pháp lý để xử phạt khi có vi phạm.

+ Chưa có quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Nghĩa vụ quân sự
Xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015: 3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ”; tại các Điều 34, 35,37, 38, 39, 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định việc gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; nhiệm vụ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự các cấp về việc quản lý, đăng ký nghĩa vụ quân sự; thẩm quyền gọi khám sức khỏe đối với công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23/8/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, quy định đối tượng tuyển chọn như sau: “1. Công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Công dân nữ trong độ tuổi gọi nhập ngũ đã đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Công an nhân dân và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xem xét, tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân”; điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2019/NĐ-CP quy định về trình tự tuyển chọn như sau: “a) Trưởng Công an cấp huyện ra lệnh gọi khám sức khỏe cho công dân theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015…”.

Tuy nhiên thực tiễn hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định việc xử phạt đối với công dân vi phạm quy định về tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân, tạo ra khoảng trống về pháp luật trong lĩnh vực này; vì vậy, cần phải nghiên cứu, bổ sung để thống nhất với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Nghị định số 70/2019/NĐ-CP ngày 23/8/2019 của Chính phủ quy định về thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

Trên đây là một số vướng mắc, thiếu sót trong quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực nghĩa vụ quân sự được quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, cần sớm được sửa đổi, bổ sung để xử phạt các hành vi phạm nghĩa vụ quân sự.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *