Hướng dẫn về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập biên bản cũng như ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn có hành vi vi phạm vừa áp dụng hình phạt tiền, vừa áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả, cho nên các cơ quan, đơn vị, địa phương vẫn còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền xử phạt. Tại hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm 2023, Bộ Tư pháp đã trả lời kiến nghị của các địa phương liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Tại điểm b khoản 4 điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định “Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt”.

Trường hợp hành vi vi phạm có hình thức mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả (trong đó có một trong những biện pháp khắc hậu quả đối với hành vi đó là vượt quá thẩm quyền). Vậy trường hợp trong quyết định xử phạt không có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (vượt thẩm quyền) thì có được xem là vượt quá thẩm quyền xử phạt hay không? Đề nghị Bộ Tư pháp có hướng dẫn cụ thể để địa phương thực hiện thống nhất, đúng quy định (UBND tỉnh Hậu Giang).

Căn cứ mức phạt để xác định thẩm quyền

Trả lời:

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), trường hợp vụ việc vi phạm hành chính có nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc “nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt”.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Hướng dẫn về xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ quy định pháp luật nêu trên, đối chiếu với tình huống nêu trong câu hỏi có thể thấy rằng, việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một chức danh phải căn cứ vào hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm cụ thể. Trường hợp hành vi vi phạm có quy định phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và biện pháp khắc phục hậu quả này vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc, có thể trong thực tế không thể áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định áp dụng đối với hành vi vi phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt đang thụ lý giải quyết vụ việc cũng không được xử phạt đối với hành vi vi phạm, mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền để ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Như vậy, đối với trường hợp nêu trong tình huống, người có thẩm quyền đang thụ lý giải quyết vụ việc đã ra quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm có quy định phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, mà biện pháp khắc phục hậu quả này vượt quá thẩm quyền xử phạt của người đó, mặc dù trong thực tế không thể áp dụng được biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn bị xem là vượt quá thẩm quyền xử phạt theo quy định của pháp luật.     

(Trích Bộ Tài liệu trả lời kiến nghị của các các bộ, ngành, địa phương năm 2023 của Bộ Tư pháp tại hội nghị tổng kết công tác Tư pháp năm 2023)

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *