Vướng mắc của Nghị định 19/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật về xử lý vi phạm hành chính

Trangtinphapluat.com giới thiệu những hạn chế, vướng mắc của Nghị định 19/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật vi phạm hành chính.

– Tại Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP (được hướng dẫn bởi Điều 2 Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (Thông tư số 14/2021/TT-BTP)) quy định về thẩm quyền kiểm tra. Tuy nhiên, quy định nêu trên không nêu rõ về thẩm quyền kiểm tra của Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, đoàn kiểm tra phải có từ 05 thành viên trở lên, trong đó bao gồm Trưởng đoàn, 01 Phó trưởng đoàn và các thành viên. Tuy nhiên, hiện nay, quy định này còn nhiều vướng mắc trong thực tiễn thi hành, bởi vì, thực tế tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra thấy rằng, quy định này áp dụng ở cấp tỉnh là phù hợp nhưng ở cấp huyện, việc thành lập đoàn kiểm tra với số lượng thành viên nêu trên sẽ ảnh hưởng đến quá trình triển khai và gặp khó khăn do số lượng cán bộ, công chức cấp huyện được bố trí còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc Nghị định quy định “cứng” 01 Phó trưởng đoàn cũng không phù hợp, thiếu tính linh hoạt trong trường hợp đoàn kiểm tra có nhiều thành viên và kiểm tra nhiều đối tượng.

Quy định mới về xử lý kỷ luật cán bộ,công chức, viên chức từ năm 2022
Vướng mắc của Nghị định 19/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật về xử lý vi phạm hành chính

– Một số quy định về trình tự, thủ tục tổ chức cuộc kiểm tra, xây dựng kết luận kiểm tra, tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP tương đối chặt chẽ. Trong quá trình thực hiện các quy định trên, bộ, ngành, địa phương cho rằng, quy định như vậy rất khó khăn và mất nhiều thời gian tổ chức thực hiện, làm ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm tra. Bên cạnh đó, một số quy định về thời hạn trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính quá ngắn, không bảo đảm tính khả thi.

– Nghị định số 19/2020/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, một số hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa được quy định tại Nghị định này. Bên cạnh đó, trong thực tiễn, có một số hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong quá trình xử lý vụ việc vi phạm hành chính (phát hiện vụ việc vi phạm, lập biên bản vi phạm hành chính, chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm) chưa được cụ thể hóa thành hành vi vi phạm.

Ngoài ra, một số hành vi hiện hành tại Nghị định không thực sự cần thiết áp dụng hình thức xử lý kỷ luật như hành vi tiết lộ thông tin, tài liệu về kết luận kiểm tra khi chưa có kết luận chính thức, hành vi ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *