Một số vướng mắc của Luật Cán bộ, công chức năm 2019

Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 13/11/2008, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2010; được sửa đổi, bổ sung năm 2019 tại Luật số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 (sau đây gọi chung là Luật Cán bộ, công chức). Sau hơn 15 năm thực hiện, Luật Cán bộ, công chức đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan nhà nước các cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả. Việc thực hiện các quy định của Luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành góp phần quan trọng thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đề cương tuyên truyền Luật cán bộ công chức, Luật viên chức 2019

Tuy nhiên, sau 05 năm được sửa đổi, bổ sung, một số quy định của Luật Cán bộ, công chức bộc lộ hạn chế nhất định.Trangtinphapluat.com giới thiệu tới bạn đọc những hạn chế, vướng mắc của Luật Cán bộ, công chức như sau:

1. Một số quy định của Luật chưa thống nhất, đồng bộ với quy định của Đảng, như:

– Về thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức:

Điều 65 Luật Cán bộ, công chức quy định 5 nhóm nội dung quản lý cán bộ, công chức. Đối chiếu quy định tại điểm 28.1.2 về công tác quản lý cán bộ tại

diem moi cua luat CBCCVC 2019
Một số vướng mắc của Luật Cán bộ, công chức năm 2019

Quy định số 24-QĐ/TW ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về thi hành Điều lệ Đảng và Điều 4 Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Luật Cán bộ, công chức chưa quy định thẩm quyền về “phân cấp quản lý”, “giới thiệu ứng cử”, “tái cử”, “cho thôi giữ chức vụ”, “kiểm soát quyền lực”.

– Về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức:

Luật Cán bộ, công chức chưa có quy định về tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ tương ứng với quy định của Đảng tại Quy định số 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.

Quy định về thời hạn không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn đối với cán bộ, công chức bị kỷ luật tại Luật Cán bộ, công chức chưa đồng bộ với Quy định số 80-QĐ/TW ngày 18/8/2022 của Bộ Chính trị: Tại khoản 7 Điều 18 Quy định số 80-QĐ/TW quy định: Cán bộ bị kỷ luật thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật trong khoảng thời gian 12 tháng đối với hình thức kỷ luật Khiển trách, 30 tháng đối với hình thức kỷ luật Cảnh cáo và 60 tháng đối với hình thức kỷ luật Cách chức (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Nghị định 112 và 71 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Quy định xử lý kỷ luật cán bộ, công chức còn bất cập

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều Luật Cán bộ, công chức quy định: cán bộ, công chức bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc hạ bậc lương thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng; bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

– Về thẩm quyền quyết định biên chế công chức:

Tại Khoản 2 Điều 4 Quy định số 70-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Bộ Chính trị về quản lý biên chế của hệ thống chính trị quy định Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế và biên chế dự phòng của hệ thống chính trị theo nhiệm kỳ 5 năm và khi cần thiết; quyết định giao biên chế cho các cơ quan, tổ chức được giao thẩm quyền quản lý biên chế.

Tại Điều 66 Luật Cán bộ, công chức quy định:

(1) Thẩm quyền quyết định biên chế cán bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

(2) Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định  biên chế công chức của Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

(3) Chủ tịch nước quyết định biên chế công chức của Văn phòng Chủ tịch nước.

(4) Chính phủ quyết định biên chế công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cấp tỉnh.

(5) Căn cứ vào quyết định chỉ tiêu biên chế được Chính phủ giao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

(6) Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định biên chế công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội.

– Về đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cơ quan, tổ chức:

Luật Cán bộ, công chức chưa có quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ quan, đơn vị, chưa đồng bộ với Quy định số 124-QĐ/TW69 ngày 04/10/2023 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể,  cá nhân trong hệ thống chính trị. Trong khi đó Luật Cán bộ công chức quy định mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;

2. Một số quy định của Luật Cán bộ, công chức chưa đồng bộ, thống nhất với pháp luật chuyên ngành khác, cụ thể:

– Về xác định đối tượng cán bộ, công chức:

Tại Điều 37 Luật Mặt trận Tổ quốc năm 2015 quy định đối tượng cán bộ, công chức trong cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 2 Luật Cán bộ, công chức không quy định đối tượng cán bộ, công chức tại cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Khoản 8 Điều 18 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định chức danh “Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã”. Điểm b khoản 3 Điều 61 Luật Cán bộ, công chức quy định chức danh “Chỉ huy trưởng Quân sự”.

Điểm mới của Nghị định 116/2024/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng công chức
Quy định về tuyển dụng công chức từ năm 2025

– Thực hiện quy định đối với công chức chuyên ngành Tại khoản 4 Điều 40, khoản 4 Điều 41 Luật Thanh tra năm 2022 quy định một trong những tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp là trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc được xét nâng ngạch hoặc được xét chuyển ngạch theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Theo đó, điều kiện dự thi nâng ngạch và xét nâng ngạch thanh tra viên được thực hiện đồng thời theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Thanh tra.

Theo đó, một số quy định tại các văn bản hướng dẫn (Nghị định số 138/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 116/2024/NĐ-CP và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP70) không thống nhất gây nên vướng mắc trong tổ chức thực hiện . Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định về ngạch chấp hành viên, gồm: Chấp hành viên sơ cấp, chấp hành viên trung cấp và chấp hành viên cao cấp (khoản 1 Điều 17); quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm ngạch chấp hành viên (Điều 18). Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chấp hành viên thi hành án dân sự hiện nay vừa được thực hiện đồng thời theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật về cán bộ, công chức; trong khi đó hướng dẫn tại các văn bản quy định chi tiết chưa bảo đảm thống nhất (Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, Nghị định số 33/2020/NĐ-CP 7và Nghị định số  138/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 116/2024/NĐ-CP), từ đó dẫn đến vướng mắc trong tổ chức thực hiện các Luật.

3. Thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề mới chưa được pháp luật quy định, như:

(1) Các quy định cụ thể về đạo đức công vụ; biểu hiện hành vi và chế tài xử lý đối với cán bộ, công chức vi phạm quy định về đạo đức công vụ;

(2) Việc áp dụng cơ chế quản lý thống nhất giữa cán bộ, công chức cấp huyện trở lên và cán bộ, công chức cấp xã;

(3) Quy định về việc tiếp nhận vào công chức, trong đó cần bổ sung đối tượng là sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển;

(4) Chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi bị kỷ luật.

Rubi

(Trích Tờ trình dự án Luật Cán bộ, công chức sửa đổi do Bộ Nội vụ ban hành)

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *