Trangtinphapluat.com tổng hợp, giới thiệu tới bạn đọc những hạn chế, bất cập về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, dân chủ trong cơ quan nhà nước và trong các doanh nghiệp.
a) Những bất cập từ thực hiện quy định tại Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở số 34
– Hình thức niêm yết, công khai quy định trong Pháp lệnh số 34 còn đơn giản, không còn phù hợp trong điều kiện khoa học – kỹ thuật tiến bộ và điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.
– Nội dung tham gia của Nhân dân vào các hoạt động của chính quyền cơ sở và của các cấp chính quyền, đóng góp ý kiến vào quá trình xây dựng, ban hành các quyết định hành chính còn hạn chế, dẫn đến có nhiều vụ khiếu nại, khiếu kiện đối với các quyết định hành chính của chính quyền cấp xã.
– Trách nhiệm và các biện pháp cụ thể xử lý khi có vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn chưa được quy định tại Pháp lệnh số 34.
Quy định pháp luật hiện hành sơ sài về tính chịu trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của người đứng đầu về việc tuân thủ hoặc không tuân thủ pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
– Pháp lệnh số 34 chưa quy định rõ trách nhiệm và chưa cụ thể nội dung phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn chưa được quy định.
– Quy định tại Pháp lệnh số 34 chỉ giao cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai và chịu trách nhiệm chính để thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, song vấn đề về chỉ đạo của cấp trên và mối quan hệ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện chưa được quy định; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng chưa được thể hiện rõ trong Pháp lệnh số 34.
– Pháp lệnh số 34 còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực thi dân chủ, dẫn đến các quy định của Pháp lệnh còn chưa bảo đảm tính khả thi, nhiều quy định còn chung chung nên khó thực hiện.
b) Những bất cập từ thực hiện quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
– Việc quy định các nội dung cơ quan hành chính nhà nước phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức được biết còn khoảng cách so với các quy định của Luật tiếp cận thông tin; các nội dung công khai còn chung chung chưa cụ
thể dẫn đến việc triển khai thực hiện còn hình thức.
– Nghị định số 04 chưa quy định cụ thể quy trình để cán bộ, công chức, viên chức tham gia ý kiến và việc tiếp thu các ý kiến của người đứng đầu cơ quan, đơn vị.
– Trong triển khai thực hiện cho thấy việc thực hiện chế độ dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập một số nơi chưa thật sự đi vào nề nếp, thủ trưởng cơ quan chưa thật chủ động dành thời gian quan tâm, tiếp xúc với công chức, viên chức chưa lắng nghe ý kiến từ công chức, viên chức, việc xử lý đơn thư khiếu nại có nhiều nơi làm chưa tốt, hiện tượng tồn đọng, khiếu kiện k o dài, có nhiều nơi vẫn xảy ra khiếu kiện vượt cấp. Xây dựng
và thực hiện Quy chế dân chủ chưa thật gắn với việc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, củng cố tổ chức, bộ máy gắn với công tác cải cách hành chính. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng, có vụ việc đã được thanh tra,
kiểm tra làm rõ sai phạm, nhưng việc xử lý chưa đến nơi đến chốn, gây bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân.
– Có nơi còn tồn tại tư tưởng sợ khi lên án mạnh mẽ quá sẽ đụng chạm, gây ra tình hình phức tạp trong đảng viên, cán bộ và Nhân dân nên thực hiện hình thức; có cơ sở lại coi đây là công việc của chính quyền, chuyên môn, coi nhẹ vai trò của cấp ủy đảng, đoàn thể; ngược lại có nơi lại khoán trắng cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể thực hiện, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ và sự chỉ đạo thực hiện của cấp ủy đảng, chính quyền; thiếu sự nghiên cứu vận dụng sáng tạo các nội dung của Quy chế vào tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị.
c) Những bất cập từ việc thực hiện quy định tại Nghị định 145/2020/NĐCP và Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động ban hành ngày 14/12/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021, về cơ bản kế
thừa các quy định của Nghị định số 149/2018/NĐ-CP, quy định rõ hơn về đối thoại tại nơi làm việc và chỉnh lý một số quy định cho phù hợp với quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
Quá trình triển khai thi hành Nghị định số 149/2018/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP tồn tại một số bất cập như sau:
– Nội dung người lao động được biết, được tham gia, được quyết định và được kiểm tra, giám sát chủ yếu vẫn là các nội dung đã được quy định cụ thể tại Bộ luật Lao động như thang lương, bảng lương, nội quy lao động, quy chế trả lương, quy chế nâng bậc, nâng lương, thỏa ước lao động tập thể; các vấn đề của doanh nghiệp như tình hình sản xuất kinh doanh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của doanh nghiệp còn hạn chế.
-Hình thức thực hiện dân chủ được quy định mới chủ yếu mới thông qua hình thức t chức đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; chất lượng hội nghị người lao động, đặc biệt tại các doanh nghiệp có quy mô lao động lớn còn hạn chế.
– Trong thực tiễn triển khai cho thấy số lượng các doanh nghiệp xây dựng và ban hành quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc còn thấp; đặc biệt tại một số tỉnh, thành phố tập trung số lượng lớn doanh nghiệp, thị trường lao động phát triển. Ban hành và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn mang tính hình thức, chủ yếu thực hiện ở các doanh nghiệp có quy mô lớn; nội dung quy chế ban hành phổ biến là sao chụp lại các nội dung quy định tại Nghị định, chưa gắn với
đặc điểm, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; việc tổ chức có nơi còn hình thức, đối phó không đi vào thực chất.
– Phần lớn các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài thực hiện chưa tốt những nội dung công khai cho người lao động biết, đặc biệt những nội dung liên quan đến nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như các chỉ tiêu về tài chính liên quan của doanh nghiệp.
– Việc tham gia ý kiến của người lao động vào các quy định, quy chế có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình chưa được chủ động, ngại va chạm.
Việc phát huy các quyền quyết định, quyền được kiểm tra, giám sát của người lao động còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Rubi