Slide bài giảng Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Một số nội dung chính của bài giảng
Đặc điểm của Bản chính để chứng thực bản sao
* Đặc điểm thứ nhất: Là giấy tờ, văn bản mang dấu hiệu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
+ Giấy tờ, văn bản có tính chất “hành chính”, như mang tính chất thông tin, trao đổi nhằm phục vụ các quan hệ giao dịch. Nó có nhiều loại như công văn, thông báo, biên bản, sổ sách, chứng thư hành chính và các loại giấy tờ khác (như chứng chỉ, xác nhận…).
(Điểm mới của Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về chứng thực)
Về mặt nguyên tắc văn bản phải có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền. Tuy nhiên, thực tế, có thể dấu đóng trên hay không trên chữ ký, có thể là đồng ban hành (liên kết đào tạo)
Văn bản có yếu tố nước ngoài thì hình thức thể hiện tùy thuộc vào pháp luật nước mà văn bản đó được ban hành.
Ví dụ: có chữ ký mà không có dấu; chỉ có dâu treo mà không có chữ ký; Có loại được giáp lai, có loại chỉ có gắn xi, đục lỗ…
Về mặt nguyên tắc văn do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Dấu hiệu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: bao gồm văn bản được lập bởi các cơ quan này hoặc do cá nhân tự lập mà được các cơ quan này xác nhận
VD: Đơn tường trình về quá trình lao động tại doanh nghiệp, có xác nhận của doanh nghiệp…
-> Đơn thư, giấy tờ do các cá nhân tự lập không được xem là bản chính để được chứng thực.
+ Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không chỉ giới hạn chỉ ở các cơ quan nhà nước mà còn có thể là các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hay lân lập…
+ Dấu hiệu thẩm quyền: thể hiện ở chức năng, lĩnh vực hoạt động hợp pháp được pháp luật cho phép, thừa nhận.
Ví dụ: chứng chỉ ngoại ngữ chỉ có thể do các cơ quan có chức năng giáo dục cấp như các cơ sở đào tạo hợp pháp
Lưu ý: những loại giấy tờ xác nhận tham gia những khóa đào tạo chuyên môn trong phạm vi hoạt động hợp pháp của tổ chức đều có thể được phép sao.
Ví dụ như xác nhận, chứng nhận tham gia khóa nâng bậc, học nghề tại đơn vị, bồi dưỡng kiến thức quản lý… (những xác nhận loại này không nằm trong hệ thống mang tính chất chứng chỉ thứ bậc của nhà nước).
* Đặc điểm thứ hai: Cấp lần đầu, cấp lại, cấp khi đăng ký lại. Ví dụ: Giấy khai sinh được cấp lại, đăng ký lại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hỏng được cấp lại.
-> Những bản không phải là bản cấp lần đầu, bản cấp lại, bản cấp khi đăng ký lại, thì không dùng để thực hiện sao y được. VD: bản trích lục, bản sao y bản chính, bản sao được cấp từ sổ gốc
+ Phó bản: về nguyên tắc thì pháp luật không có quy định nào minh thị việc Phó bản được sử dụng thay thế cho bản chính, trừ trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định vấn đề này, chẳng hạn Quyết định 1488/QĐ-UB ngày 17 tháng 5 năm 1994 v/v ban hành quy chế quy định về quản lý nhà nước đối với nhà thuộc sở hữu tư nhân tại thành phố Hồ Chí Minh tại Điều 24 có quy định “Phó bản giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà có giá trị thay thế bản chánh”.
liên hệ email: kesitinh355@gmail.com để tải văn bản
Có được xin không, cho mình xin bài giảng với? Thanks
Bạn gửi yêu cầu vào gmail kesitinh355@gmail.com nhé