Trangtinphapluat.com giới thiệu Slide bài giảng luật hòa giải ở cơ sở và nghiệp vụ hòa giải. Bài giảng thiết kế dưới dạng powerpoint, hình ảnh đẹp, nội dung đầy đủ, có ví dụ minh họa…
Một số nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở
1. Khi hòa giải cần
– Phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc;
– Phối hợp với Cảnh sát khu vực,
2. Các bước tiến hành hòa giải
Gồm 3 bước
Bước 1: Trước khi hòa giải
Khi xảy ra vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên, người hoà giải cần có mặt kịp thời gặp gỡ các bên tranh chấp để can ngăn, dàn xếp;
Tìm hiểu nhanh nguyên nhân gây ra vụ việc, kịp thời thuyết phục, không để “việc bé xé ra to”, “việc đơn giản thành việc phức tạp”;
Có thể hội ý nhanh trong tổ hoà giải để bàn biện pháp hoà giải, tiếp xúc với các đương sự để tiến hành hoà giải kịp thời.
Bước 2. Tiến hành hòa giải
Trực tiếp trao đổi với từng bên, tìm hiểu thêm các nguyên nhân mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh;
Chọn thời gian thích hợp để các bên gặp gỡ, trao đổi phân tích vụ việc (dựa vào quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán) để phân tích cho các bên thấy rõ lỗi của mình;
Nắm chắc đặc điểm, tâm lý của từng bên cũng như tính chất vụ việc để chọn phương pháp hoà giải,
Video bài giảng tập huấn Luật Hòa giải ở cơ sở
Bước 3. Sau khi hòa giải
Nếu vụ việc hoà giải thành, tổ viên Tổ hoà giải cần động viên, thăm hỏi các bên và nhắc nhở các bên thực hiện cam kết của mình,
Nếu vụ việc hoà giải không thành thì tổ hoà giải cần dàn xếp ổn định và hướng dẫn các bên đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết.
(Tải Bộ tài liệu tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở)
Dù hoà giải thành hay không thành, hoà giải viên cũng cần ghi chép vào sổ hoà giải để phục vụ cho việc thống kê báo cáo và tổ chức hội ý rút kinh nghiệm trong tổ hoặc đề đạt xin ý kiến của Tư pháp phường
Liên hệ email: kesitinh355@gmail.com để tải văn bản
Bình luận của bạn về bài viết này…