Tổng hợp các văn bản pháp luật có hiệu lực từ thang 9/2021

Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu những văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực từ tháng 9.2021 như quy định về tái định cư tại chỗ, về quỹ phòng chống thiên tai, mức trợ cấp đối với người có công cách mạng, quy trình rà soát hộ nghèo…

1. Quy định về tai định cư tại chỗ

Ngày 15/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, có hiệu lực 01/7/2021.

Theo đó, Tái định cư tại chỗ là việc bố trí nhà ở, diện tích khác (nếu có) cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư tại địa điểm cũ trong phạm vi dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

2. Mức đóng góp quỹ phòng, chống thiên tai

Ngày 01/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2021/NĐ-CP về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai, có hiệu lực 15/9/2021.

Văn bản mới có hiệu lực
Tổng hợp các văn bản pháp luật có hiệu lực từ thang 9/2021

Theo đó, Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi đến tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường theo quy định của pháp luật về lao động đóng góp hàng năm như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức, người hưng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang đóng một phần hai của mức lương cơ sở chia cho số ngày làm việc trong tháng.

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp đóng một phần hai của mức lương tối thiểu vùng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo hợp đồng lao động. Người lao động giao kết nhiều hợp đồng với nhiều doanh nghiệp chỉ phải đóng 01 lần theo 01 hợp đồng lao động có thời gian dài nhất.

c) Người lao động khác, ngoài các đối tượng đã được quy định tại điểm a, b khoản này, đóng góp 10.000 đồng/người/năm.

3.  Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng

Ngày 24/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, có hiệu lực 15/9/2021.

Theo đó,  Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng (sau đây gọi tt là mức chuẩn).

  Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng làm căn cứ để tính mức hưng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mc chuẩn được điều chỉnh.

4. Quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận  nghèo định kỳ hằng năm

Ngày 16/7/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định về quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025, có hiệu lực 01/9/2021.

Theo đó, quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hằng năm gồm 6 bước: 1. Lập danh sách hộ gia đình cần rà soát. 2. Tổ chức rà soát, phân loại hộ gia đình. 3. Tổ chức họp dân để thống nhất kết quả rà soát.  4. Niêm yết, thông báo công khai. 5. Báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. 6. Công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo.

5. Hướng dẫn Phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021

 NGày 18/7/2021,   Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 07/2021/TT-BLĐTBXH hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 và mẫu biểu báo cáo, có hiệu lực 01/9/2021.

Theo đó phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo được hướng dẫn như sau:

Hướng dẫn Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/2019/NQ-HĐND ngày 03/10/2019 của HĐND tỉnh
Quyết định 24/2021/QĐ-TTg quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025,

– Hộ nghèo: hộ có điểm A (Về mức thu nhập bình quân đầu người ) ≤ 140 điểm (tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 1.500.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) và điểm B (Về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản )  ≥ 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm ( tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người 2.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị) và điểm B ≥ 30 điểm ở khu vực thành thị;

– Hộ cận nghèo: hộ có điểm A ≤ 140 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực nông thôn hoặc có điểm A ≤ 175 điểm và điểm B < 30 điểm ở khu vực thành thị.

6. Các trường hợp chuyển muc đích sử dụng đất không phải xin phép

Ngày 30/6/2021, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 09/2021/TT-BTNMT sửa đổi Thông tư quy định hướng dẫn Luật Đất đai, có hiệu lực 01/9/2021.

Theo đó, Các trường hợp chuyn mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

7. Hình thức đánh giá đối với các môn học  của học sinh THCS, THPT

NGày 20/7/2021, Bộ Giáo dục và Đạo tạo ban hành Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông, có hiệu lực 05/9/2021.

Theo đó, hình thức đánh giá đối vưới các môn học như sau:

a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.

b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *