Tổng hợp văn bản pháp luật có hiệu lực trong tháng 12/2021

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc các văn bản pháp luật quan trọng có hiệu lực từ tháng 12/2021 như: quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

1. 4 hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, có hiệu lực ngày 10/12/2021, theo đó Hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gồm:

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức.

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý.

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

+ Bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm.

Văn bản mới có hiệu lực
Tổng hợp văn bản pháp luật có hiệu lực trong tháng 12/2021

So với quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì đã bỏ hình thức bồi dưỡng tập sự, bổ sung bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã.

2. Quy định mới về Công khai các khoản đóng góp tự nguyện

Ngày 27/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, có hiệu lực 11/12/2021.

Theo đó quy định về công khai các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo như sau:

+ Các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.

+ Nội dung công khai:

– Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;

– Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;

– Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;

– Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.

Ngoài ra, Nghị định 93/2021/NĐ-CP còn quy định hình thức công khai, thời điểm công khai, thời gian công khai.

3. Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức 

Ngày 28/10/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 92/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức, có hiệu lực 15/12/2021, theo đó Mức thu phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức như sau:

Số TT

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

I

Tuyển dụng (gồm thi tuyển, xét tuyển)

 

 

– Dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

500.000

 

– Từ 100 đến dưới 500 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

400.000

 

– Từ 500 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

300.000

II

Dự thi nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

 

 

1

Nâng ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I

 

 

 Dưới 50 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.400.000

– Từ 50 đến dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

1.300.000

– Từ 100 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

1.200.000

2

Nâng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương; thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II, hạng III, hạng IV

 

– Dưới 100 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

700.000

– Từ 100 đến dưới 500 thí sinh

Đồng/thí sinh/lần

600.000

– Từ 500 thí sinh trở lên

Đồng/thí sinh/lần

500.000

III

Phúc khảo thi tuyển dụng; thi nâng ngạch công chứcthăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

Đồng/bài thi

150.000

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *