Tài liệu thi thăng hạng Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II trong các Trường cao đẳng.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung Kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II trong các Trường cao đẳng năm 2021  tập trung vào các chuyên đề sau: 

1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013).
2. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Môn kiến thức chung kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giảng viên, giáo viên năm 2020 tỉnh Vĩnh Phúc
Tài liệu thi thăng hạng Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II

4. Luật Viên chức năm 2010.
5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019.
6. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
7. Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
8. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
9. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.
10. Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy  định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
12. Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030.
13. Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
14. Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
15. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.
16. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II trong các Trường cao đẳng:

Câu 1. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua?

a) Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

b) Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

c) Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước.

Đáp án A

Câu 2. Để thực hiện 8 nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết 26 thì có mấy nhiệm vụ trọng tâm và đột phá?

a) 2 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhiệm vụ đột phá

b) 2 nhiệm vụ trọng tâm và 6 nhiệm vụ đột phá

c) 3 nhiệm vụ trọng tâm và 5 nhiệm vụ đột phá

Đáp án A

Câu 3. Nguyên tắc nào dưới đây không nằm trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức

a) Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

b) Tận tụy phục vụ nhân dân.

c) Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.

d) Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Đáp án D

Câu 4. Quyền lợi nào dưới đây không phải là quyền lợi đối với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước?

a) Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;

b) Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;

c) Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;

d) Được biểu dương, khen thưởng về kết quả tốt trong đào tạo, bồi dưỡng.

Đáp án D

Câu 5. Đâu không phải là nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?

a) Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức.

b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.

c) Cán bộ, công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì vẫn thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng

Đáp án C

Câu 6. Cán bộ, công chức, viên chức đang bị khởi tố, tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật, trừ trường hợp theo quyết định của cấp có thẩm quyền, thì việc xử lý kỷ luật không có bước nào dưới đây?

a) Tổ chức họp kiểm điểm;

b). Thành lập Hội đồng kỷ luật;

c) Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.

Đáp án A

Câu 7. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên không có thẩm quyền nào dưới đây?

a) Chỉ đạo xây dựng Đề án vị trí việc làm; trình cấp có thẩm quyền quyết định vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị.

b) Chỉ đạo lập kế hoạch số lượng người làm việc, kế hoạch điều chỉnh số lượng người làm việc hàng năm của đơn vị theo quy định tại Nghị định này, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

c) Thống kê, tổng hợp vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của đơn vị, báo cáo cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp.

d) Quyết định phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị; quyết định số lượng người làm việc của đơn vị, bảo đảm không được thấp hơn định mức số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập do bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành

Đáp án D

 Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

a) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

b) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

c) Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Đáp án A

a) vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ hoặc nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức

b) vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ của công chức

c) vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ và nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức

d) vị trí việc làm, nghiệp vụ chuyên môn đảm nhận của công chức

Đáp án

Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức lên Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính hạng II trong các Trường cao đẳng với hơn 500 câu

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung công chức hành chính tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *