Tài liệu thi chuyên viên chính tỉnh Tiền Giang năm 2021

Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi nâng ngạch công chức  từ chuyên viên lên chuyên viên chính tỉnh Tiền Giang năm 2021.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi nâng ngạch công chức  tỉnh Tiền Giang 2021  được biên soạn theo hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang, gồm các văn bản sau:

CHUYÊN ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM.
1. Khái niệm Hệ thống chính trị.
2. Đặc điểm của Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay.
3. Các tổ chức trong Hệ thống chính trị ở Việt Nam.
a) Đảng Cộng sản Việt Nam.
b) Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
c) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.
4. Quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ đổi mới Hệ thống chính trị ở nước ta.

Tài liệu ôn thi kiến thức chung thi công chức tỉnh Tiền Giang 2020
Tài liệu thi chuyên viên chính tỉnh Tiền Giang năm 2021

CHUYÊN ĐỀ 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm, đặc điểm cơ quan nhà nước.
2. Hệ thống các cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước.
(Nguyên tắc tổ chức và hoạt động; phương thức hình thành; cơ cấu tổ chức; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn).
a) Quốc hội
b) Chủ tịch nước
c) Chính phủ (Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ và cơ quan ngang Bộ)
d) Chính quyền địa phương (HĐND và UBND)
e) Tòa án nhân dân
f) Viện Kiểm sát nhân dân
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
4. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
CHUYÊN ĐỀ 3: CHẾ ĐỘ CÔNG VỤ VÀ QUẢN LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC; VIÊN CHỨC.
1. Phân định cán bộ, công chức, viên chức.
2. Phân loại công chức.
3. Công vụ, nền công vụ và hoạt động công vụ.
4. Trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức.
5. Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
6. Quản lý cán bộ, công chức; đổi mới quản lý công chức:
a) Chuẩn hóa các thuật ngữ trong quản lý công chức (cơ quan sử dụng cán bộ, công chức; cơ quan quản lý cán bộ, công chức; vị trí việc làm; ngạch; bổ nhiệm; miễn nhiệm; bãi nhiệm; giáng chức; cách chức; điều động; luân chuyển; biệt phái; từ chức).
b) Đổi mới quản lý biên chế trên cơ sở xác định vị trí việc làm.
c) Tuyển dụng công chức (phương thức tuyển dụng; cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng).
d) Nâng ngạch công chức (tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch)

e) Xử lý kỷ luật công chức.
f) Thôi việc, nghỉ hưu.
7. Viên chức: tuyển dụng viên chức; các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức; chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức; chế độ thôi việc; thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức.
CHUYÊN ĐỀ 4: KỸ NĂNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
1. Văn bản quản lý nhà nước (khái niệm, phân loại)
a) Văn bản QPPL (thẩm quyền ban hành văn bản QPPL).
b) Văn bản hành chính (văn bản hành chính thông thường, văn bản hành chính cá biệt).
c) Văn bản chuyên ngành.
2. Yêu cầu về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
TÀI LIỆU ÔN TẬP:
1. Những vấn đề cơ bản về hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức, Bộ Nội vụ, NXB Chính trị quốc gia, 2016.
2. Cập nhật các VBQPPL hiện hành có liên quan:
Hiến pháp 2013;
Luật Tổ chức Quốc hội 2014;
Luật Tổ chức Chính phủ 2015;
– Luật Tổ chức TAND 2014;
– Luật Tổ chức VKSND 2014;
– Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015;
Luật cán bộ, công chức 2008;
– Luật Viên chức 2010;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức năm 2019;
Luật Ban hành VBQPPL năm 2015;
Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư;
Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng quản lý viên chức.

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi nâng ngạch công chức  từ chuyên viên lên chuyên viên chính tỉnh Tiền Giang năm 2021, gồm 916 câu:

Câu 1. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương được mời tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp khi nào?

a) Khi bàn các vấn đề có liên quan.    b) Khi bàn tất cả các vấn đề

c) Khi cần thiết    d) Tất cả đáp án trên

Đáp án A

Câu 2. Theo Luật Tổ chức Quốc hội thì Quốc hội họp bất thường trong trường hợp nào?

a) Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu

b) Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu

c) Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu

Đáp án B

Câu 3. Theo Luật Tổ chức Chính phủ thì Thành viên Chính phủ bao gồm?

a) Bộ trưởng

b)Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

d) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ

Đáp án C

Câu 4. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm?

a) các Ủy viên là người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

b) các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

c) các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

d) các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.

Đáp án C

Câu 5:  Luật Viên chức năm 2010 quy định: Những việc viên chức không được làm gồm những việc nào ?

a)Lợi dụng nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.

b)Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.

c)Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của luật pháp có liên quan.

d)Cả 3 phương án đều đúng

Đáp án D

Câu 6. Văn bản quy phạm pháp luật là ?

a) văn bản có chứa pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

b) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

c) văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Đáp án B

Câu 7. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì văn bản nào dưới đây không thuộc Các loại văn bản hành chính?

a) Giấy đi đường   b) Bản cam kết   c) Giấy biên nhận hồ sơ   d) Tất cả đáp án trên

Đáp án D

Câu 8. Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có tiêu chuẩn nào dưới đây?

a) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

b) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

c) Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp

Đáp án B

Liên hệ email kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo 0935634572 để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm kiến thức chung kỳ thi nâng ngạch công chức  từ chuyên viên lên chuyên viên chính tỉnh Tiền Giang năm 2021, gồm 916 câu (Lưu ý: Không có – Luật Tổ chức TAND 2014; – Luật Tổ chức VKSND 2014;)

Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây

Tải tài liệu tin học thi công chức, viên chức 6 modul tại đây

Phần mềm thi thử công chức, viên chức

Thi thử kiến thức chung viên chức tại đây

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *