Trangtinphapluat.com biên soạn, giới thiệu tới bạn đọc Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi năm 2019, gồm 71 câu.
Bộ câu hỏi phù hợp cho việc tìm hiểu cũng như ôn tập thi công chức, viên chưc, thi nâng ngạch công chức. Dưới đây là một số câu hỏi tìm hiểu Luật Tổ chức Chính phủ:
Câu 1. Chính phủ là cơ quan?
a) quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
b) hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
c) nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Đáp án B
Câu 2. Cơ quan nào thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội b) Thủ tướng Chính phủ c) Chính phủ
Đáp án C
Câu 3. Chính phủ gồm?
a) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng
b) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
c) Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Đáp án C
Câu 4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm?
a) các bộ, cơ quan ngang bộ.
b) các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh
c) các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Đáp án A
Câu 5. Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ?
a) cũng hết nhiệm kỳ
b) tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
c) tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội thành lập Chính phủ.
Đáp án B
Câu 6. Thủ tướng Chính phủ cơ quan nào bầu trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.
a) Quốc hội
b) Chính phủ
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đáp án A
Câu 7. Đâu không phải là Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ
a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; bảo đảm bình đẳng giới.
b) Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và chức năng, phạm vi quản lý giữa các bộ, cơ quan ngang bộ; đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
c) Tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả; bảo đảm nguyên tắc cơ quan cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cơ quan cấp trên.
d) làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
Đáp án D
Câu 8. Chính phủ mời Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội tham dự phiên họp của Chính phủ khi nào?
a) khi bàn các vấn đề có liên quan.
b) khi bàn về việc thực hiện chính sách dân tộc
c) khi bàn về việc thực hiện chính sách tôn giáo, dân tộc
d) tất cả đáp án trên
Đáp án B
Câu 9. Những người nào dưới đây có trách nhiệm tham gia phiên họp của Chính phủ
a) Chủ tịch nước b) Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
c) Thành viên Chính phủ d) Tất cả đáp án trên
Đáp án C
Câu 10. Các quyết định của Chính phủ phải được?
a) quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành
b) ít nhất một phần ba tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành
c) quá nửa tổng số thành viên tham gia cuộc họp của Chính phủ biểu quyết tán thành
d) quá nửa tổng số thành viên Chính phủ biểu quyết tán thành
Đáp án D
Câu 11. Theo Luật tổ chức Chính phủ 2015; sửa đổi 2019. Xác định phương án đúng về Nhiệm kỳ của Chính phủ?
a) Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ
b) Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ chờ Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ.
c) Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ thôi làm nhiệm vụ để Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ
d) Không có phương án nào đúng
Đáp án A
Liên hệ email: kesitinh355@gmail.com để tải Bộ câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi năm 2019 (gồm 71 câu).
Tải tiếng anh trình độ A2 thi công chức tại đây
Tải tài liệu ôn thi tin học theo chuẩn Bộ Thông tin và Truyền thông tại đây
Tôi cần bộ tài liệu trắc nghiệm luật tổ chức chính phủ
Đã gửi phản hồi bộ câu hỏi trắc nghiệm luật tổ chức chính phủ cho em qua mail