Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức năm 2023

Trangtinphapluat.com biên soạn giới thiệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức (cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính), thăng hạng chức danh nghề nghiệp năm 2023 với hơn câu tập trung vào các chuyên đề  theo Quyết định số 1090/QĐ-HĐXDNH ngày 05/10/2021 của Chủ tịch hội đồng xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án thuộc Bộ Nội vụ,

I. Danh mục tài liệu ngạch công chức hành chính

 1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013).
2. Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 (phần về công chức).
3. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
4. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.
6. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
7. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021 và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2030.
8. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
9. Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
10. Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức
Tài liệu trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức

 11. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 20/7/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
12. Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 27/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tô chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
13. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
14. Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (Khóa XII) về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
15. Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
16. Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
17. Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
18. Quy định 102/QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
19. Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
20. Quy định số 179-QĐ/TW ngày 25/02/2019 của Bộ Chính trị về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ.
21. Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
22. Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.
23. Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.

24. Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
25. Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP.

26. Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 123/2016/NĐ- CP.
27. Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
28. Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
29. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
30. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
31. Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
32. Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định 113/2018/NĐ-CP.
33. Nghị định số 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức.
34. Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định số 48/2023/NĐ-CP ngày 17/7/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2020/NĐ-CP.
35. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Nghị định số 71/2023/NĐ-CP ngày 20/9/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
36. Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu.
37. Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.
38. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025.
39. Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước.
40. Nghị quyết số 99/NQ- CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành và lĩnh vực.
41. Nghị định số 158/NĐ- CP ngày 22/11/2028 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.
42. Tài liệu bồi dưỡng quản lý nhà nước các ngạch công chức. 

II. Danh mục tài liệu dành cho viên chức

– Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013)


Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức, viên chức năm 2019 (phần về viên chức).
– Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019
– Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020.
– Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
– Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, 2021 và Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2021- 2030.
– Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
– Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
– Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,

– Nghị quyết số 19-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 27/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 20/7/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
– Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
– Quy định số 105-QĐ/TW ngày 19/12/2017 của Bộ Chính trị về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.
– Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
– Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04/8/2017 của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
– Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
– Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
– Nghị định số 101/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
– Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức.
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. 

– Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ Quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
– Nghị quyết số 76/NQ-CP Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
– Nghị định số 106/2020/NĐ-CP ngày 10/9/2020 của Chính phủ Quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ.
– Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025.
– Tài liệu bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp viên chức

Dưới đây là một số câu trong Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức (cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính), thăng hạng chức danh nghề nghiệp năm 2023

Câu 1. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua?

a) Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

b) Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.

c) Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan nhà nước khác của Nhà nước.

Đáp án A

Câu 2. Thời hiệu xử lý kỷ luật 02 năm áp dụng đối với hành vi nào? (Luật mới)

a) đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

b) đối với hành vi vi phạm nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;

c) đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo;

Đáp án A

Câu 3.  Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được phân thành mấy loại?

a) Ba loại: loại I, loại II và loại III

b) Bốn loại: loại I, loại II, loại III và loại IV

c) Năm loại: loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V

Đáp án A

Câu 4. Theo Luật phòng, chống tham nhũng, khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cán bộ, công chức, viên chức phải báo cáo với ai?

A.Báo cáo ngay cho cơ quan thanh tra.

B.Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

C.Báo cáo ngay cho cơ quan cảnh sát điều tra.

D.Báo cáo ngay cho lãnh đạo trực tiếp của mình.

Đáp án B 

Câu 5. Về Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Đại hội XIII đánh giá lĩnh vực nào dưới đây chưa trở thành động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội?

a) Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

b) Văn hóa xã hội

c) Khoa học và công nghệ

d) Giáo dục và đào tạo

Đáp án A

Câu 6. Theo Nghị quyết 39 thì  Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm bao nhiêu phần trăm số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.

a) 5%

b) 10%

c) 15%

d) 20%

Đáp án B

Câu 7. Một trong những quan điểm về cải cách hành chính theo Nghị quyết 76/NQ-CP là?

a) Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính nhà nước giai đoạn trước đây; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách của các nước có nền hành chính phát triển cao để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

b) Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách của các nước có nền hành chính phát triển để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

c) Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách tư pháp, cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách của các nước có nền hành chính phát triển để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

d) Cải cách hành chính phải kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong cải cách lập pháp, cải cách hành chính nhà nước giai đoạn vừa qua; tiếp thu những kinh nghiệm, những bài học thành công trong cải cách của các nước có nền hành chính phát triển để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợp.

Đáp án B

Câu 8. Thay thế văn bản quy phạm phá luật được áp dụng trong trường hợp nào?

a)trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bn là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

b)trường hợp toàn bộ hoặc  một phần  nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội.

c)trường hợp toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của văn bản trái, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản là căn cứ để rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình địa phương.

Đáp án A

Câu  9. Cán bộ, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xử lý kỷ luật ở hình thức nào?

a) Bãi nhiệm

b) Miễn nhiệm

c) Buộc thôi việc

d) Cách chức

Đáp án C

Câu 10. Một  trong những tiêu chí bắt buộc  để Viên chức   giữ chức vụ  quản lý đạt được  được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ?

a) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chi tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 40% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;

b) 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 50% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

c) Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành tất cả các chi tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;

d) 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 60% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đáp án C

Câu 11. Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án luật, pháp lệnh và phải được ban hành để?

a) có hiệu lực trước thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.

b) có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.

c) có hiệu lực sau thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.

Đáp án B

Liên hệ kesitinh355@gmail.com hoặc Zalo: 0935634572 để tải toàn văn Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn thi nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức từ chuyên viên lên  chuyên viên chính năm 2023 theo  Quyết định số 1090/QĐ-HĐXDNH ngày 05/10/2021 của Hội đồng xây dựng ngân hàng về việc ban hành danh mục tài liệu dùng cho việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án, với hơn 1000 câu.

Ngoài các tài liệu nêu trên, các bạn có thể liên hệ qua mail hoặc zalo nêu trên để tải từng chuyên đề hoặc tải theo Danh mục tài liệu thi nâng ngạch công chức (cán sự lên chuyên viên, chuyên viên lên chuyên viên chính), thăng hạn chức danh nghề nghiệp của đơn vị, địa phương. 

Tải Bộ câu hỏi tin học  (120 câu hỏi và đáp án), tài liệu Anh văn để thi công chức, viên chức tại đây

Nếu các bạn có nhu cầu tải từng văn bản hoặc một nội dung cụ thể thì liện hệ kesitinh355@gmail.com hoặc zalo 0935634572 để tải nhé.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *