Theo Thông báo số 13-TB/TW ngày 17/8/2016 của Ban Bí thư về việc xác định tuổi của đảng viên, thì: Những năm gần đây, việc sửa lại tuổi của một số cán bộ, đảng viên, nhất là vào thời điểm chuẩn bị đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp hoặc trước khi xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử và khi cán bộ chuẩn bị đến tuổi nghỉ hưu… đã gây ra những khó khăn, vướng mắc, bất cập đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị ở các cấp trong công tác cán bộ; đồng thời tạo ra dư luận không tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Để bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo quy định của Điều lệ Đảng, đồng thời phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của đảng viên, thực hiện lời thề khi vào Đảng và kịp thời chấn chỉnh tình trạng nêu trên, tại phiên họp ngày 16-8-2016, sau khi xem xét đề nghị của các cơ quan liên quan về quan điểm, chủ trương và phương án xem xét, xác định tuổi của cán bộ, đảng viên, Ban Bí thư đã thảo luận, phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng nhiều mặt và kết luận:
Không cải chính tuổi của đảng viên?
– Kể từ ngày 18-8-2016, không xem xét điều chỉnh tuổi của đảng viên mà thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo tuổi khai trong hồ sơ Lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng. Đây là căn cứ, cơ sở để các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét khi quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; bố trí, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ là đảng viên.
– Và mới đây tại điểm 9 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành cũng quy định đảng viên không được điều chỉnh năm sinh, cụ thể
“9. Giải quyết việc thay đổi họ tên và ngày tháng năm sinh
9.1. Trường hợp đảng viên cần thay đổi họ, tên khác với đã khai trong lý lịch đảng viên thì thực hiện như sau:
– Đảng viên gửi đến cấp ủy cơ sở đơn đề nghị và văn bản chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép được thay đổi họ, tên.
– Cấp ủy cơ sở xem xét và đề nghị cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Khi có quyết định của cấp ủy có thẩm quyền cho thay đổi họ, tên thì tổ chức đảng quản lý hồ sơ thực hiện chỉnh sửa đồng bộ họ, tên trong các tài liệu và cơ sở dữ liệu đảng viên do cấp ủy các cấp quản lý.
9.2. Kể từ ngày 18/8/2016, không xem xét điều chỉnh ngày tháng năm sinh của đảng viên; thống nhất xác định tuổi của đảng viên theo ngày tháng năm sinh khai trong hồ sơ lý lịch đảng viên (hồ sơ gốc) khi được kết nạp vào Đảng.”
Luật hộ tịch quy định đảng viên được cải chính hộ tịch
Quy định trên rất kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên xét về quy định của pháp luật liên quan đến hộ tịch thì vẫn còn lấn cấn, cụ thể:
1. Theo Khoản 3 Điều 14 của Luật Hộ tịch năm 2014 thì: Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Như vậy, các giấy tờ, liên quan đến thông tin khai sinh (họ, tên, ngày tháng năm sinh) phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh.
Như vậy, sau khi đăng ký khai sinh nếu có sai sót về ngày tháng năm sinh, họ tên hoặc các thông tin khác thì công dân có quyền cải chính hộ tịch.
Căn cứ vào 2 quy định trên thì nếu đảng viên có quyền cải chính hộ tịch ( ngày tháng năm sinh ) theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, và khi đó thì thông tin về ngày tháng năm sinh của đảng viên trong các loại giấy tơ cũng phải phù hợp với giấy khai sinh đã được cải chính (ĐIều 14 Luật Hộ tịch).
Phương Thảo