Nhiều công trình xây dựng của Nhà nước bỏ quên người khuyết tật

Hiện nay, các công trình, thiết chế văn hóa ở cấp cơ sở thường thiếu các điều kiện để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sử dụng của người khuyết tật, như chỉ thiết kế bậc tam cấp, không có lối dành cho người di xe lăn; nhà vệ sinh thì chỉ thiết kế cho người bình thường sử dụng…

Có chính sách trợ giúp người khuyết tật

Theo Khoản 2 Điều 59 Hiến pháp 2013 thì: “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.”,

Người khuyết tật
Đảm bảo quyền bình đẳng giữa mọi công dân

Chương VII của Luật Người khuyết tật năm 2010 có quy định:

Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận.

Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày 01/01/2011 mà chưa bảo đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình như sau:

– Đến năm 2015 có ít nhất 50% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;

– Đến năm 2017 có ít nhất 75% trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;

– Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;

– Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả trụ sở làm việc; nhà chung cư; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội khác chưa được nêu ở trên phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Người khuyết tật phải được bình đẳng trong hưởng thụ

Công trình xây dựng dành cho người khuyết tật
Nhiều công trình xây dựng bỏ quên người khuyết tật

Hiến pháp và Luật Người khuyết tật quy định rõ Nhà nước phải tạo điều kiện cho Người khuyết tật được bình đẳng trong việc thụ hưởng các chính sách, khi xây dựng các trụ sở cơ quan nhà nước, các điểm sinh hoạt văn hóa tại khu dân cư phải đảm bảo để người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng được. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cơ quan nhà nước khi xây dựng trụ sở đã bỏ quên mất quyền lợi của người khuyết tật, đó là: không xây dựng cầu thang để cho người khuyết tật đi lại, nhà vệ sinh thì không có khu, bồn vệ sinh dành cho người khuyết tật…Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến quyền công dân của Người khuyết tật.

Người viết bài đã chứng kiến trường hợp tại một buổi tuyên truyền pháp luật tại Nhà sinh hoạt văn hóa thôn, trong khi mọi người dân vào bên trong ngồi ghế để họp thì vẫn còn một chú ngồi xe lăn ngồi ở ngoài sân để nghe tuyên truyền, hỏi ra mới biết chú không thể đi vào được, vì nhà sinh hoạt văn hóa thôn chỉ thiết kế bậc tam cấp chứ không có chổ để xe lăn có thể vào được.

Thiết nghĩ các cơ quan nhà nước trong quá trình cấp phép xây dựng phải quan tâm, chú ý đến các nội dung liên quan đến người khuyết tật, để họ có thể tiếp cận và sử dụng các công trình công cộng, đảm bảo quyền bình đẳng của công dân đã được quy định trong Hiến pháp 2013.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *