Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010 (Phần 4)

Luật Thanh tra năm 2022, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 và thay thế cho Luật Thanh tra năm 2010. Trangtinphapluat.com biên soạn và giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra năm 2010.

Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung các mục, điều khoản quy định cụ thể trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra như: Chuẩn bị thanh tra, tiến hành thanh tra trực tiếp, kết thúc cuộc thanh tra, nhiệm vụ quyền hạn của người tiến hành thanh tra; quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra; giám sát hoạt động của đoàn thanh tra.

1. Chuẩn bị thanh tra

Luật Thanh tra năm 2022 bổ sung điều khoản quy định về thu thập thông tin để chuẩn bị thanh tra, theo đó: Trước khi ban hành quyết định thanh tra, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Thủ trưởng cơ quan thanh tra phân công người thu thập thông tin có liên quan để làm rõ sự cần thiết tiến hành thanh tra, bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp.

Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010
Điểm mới Luật Thanh tra năm 2022 so với Luật Thanh tra 2010

2. Xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương, thông báo

Luật năm 2010 không quy định việc xây dựng kế hoạch thanh tra, đề cương báo cáo…mà giao Chính phủ quy định. Luật năm 2022 đã quy định cụ thể việc Xây dựng, phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra; Xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo, Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra.

3. Tiến hành thanh tra trực tiếp

Luật Thanh tra năm 2020 đã quy định cụ thể việc tiến hành thanh tra trực tiếp như: Công bố quyết định thanh tra; Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra; Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; Xử lý vi phạm trong quá trình tiến hành thanh tra; Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra; Tạm dừng cuộc thanh tra;  Đình chỉ cuộc thanh tra; Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp.

So với Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung thêm một số nội dung trong qua trình thanh tra trực tiếp như: địa điểm, thời gian làm việc của đoàn thanh tra; sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch thanh tra; tạm dừng cuộc thanh tra; đình chỉ cuộc thanh tra.

Về Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra, Luật Thanh tra năm 2022 quy định:

+Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở, nơi làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan tiến hành thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra.

+ Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể sau khi đã trao đổi với đối tượng thanh tra và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra và việc thay đi địa điểm, thời gian làm việc phải được thông báo trước đến đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Báo cáo kết quả thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 quy định chung “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra”, không phân biết thanh tra Chính phủ, Bộ, tỉnh, sở hay huyện.

Luật Thanh tra năm 2022, đã quy định cụ thể thời gian báo cáo kết quả thanh tra của từng cấp thanh tra như sau: Thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra được tính từ ngày Đoàn thanh tra kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp và được quy định như sau:

 +Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tnh tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

+ Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng báo cáo kết quả thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

5. Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 không quy định việc xây dựng dự thảo kết luận thanh tra mà dự thảo kết luận được hướng dẫn tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP, tại Luật và Nghị định cũng không quy định thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra là bao lâu.

Luật Thanh tra năm 2022 đã bổ sung về thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra như sau:

+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.

+ Thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra được tính từ ngày người ra quyết định thanh tra giao xây dựng dự thảo kết luận thanh tra và được quy định như sau:

– Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

– Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

– Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

+ Luật Thanh tra năm 2022 cũng bổ sung thêm quy trình tham khảo ý kiến về dự thảo kết luận thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra.

6. Giám sát hoạt động của đoàn thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 chỉ quy định người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn: Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Đoàn thanh tra thực hiện đúng nội dung quyết định thanh tra. Còn trình tự, thủ tục giám sát Đoàn thanh tra được quy định tại Thông tư 06/2021/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.

Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định cụ thể về giám sát hoạt động của đoàn thanh tra với các nội dung như: Trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp người là thành viên Đoàn thanh tra; Nội dung giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra; Nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát; Trách nhiệm của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên khác của Đoàn thanh tra trong hoạt động giám sát; Tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát.

7. Thực hiện kết luận Thanh tra

Luật Thanh tra năm 2010 chỉ nêu chung đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, còn quy trình thực hiện được quy định trong Nghị định 86 của Chính phủ.

Luật năm 2022 đã bổ sung chương V quy định về thực hiện kết luận thanh tra, trong đó quy định rõ: Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra trong việc ban hành kết luận thanh tra; Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Trách nhiệm của đối tượng thanh tra, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; Xử lý vi phạm trong thực hiện kết luận thanh tra.

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *