Quy định về xác định bí mật nhà nước và sao chụp tài liệu bí mật nhà nước

Ngày 28/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2020/NĐ-CP  Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, có hiệu lực 01/7/2020, theo đó hướng dẫn xác định bí mật nhà nước và sao chụp tài liệu bí mật nhà nước như sau:

1. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước

Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải đề xuất người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước, độ mật của bí mật nhà nước, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hoặc không được phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước tại Tờ trình, phiếu trình duyệt ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, địa điểm, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước và có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước trong quá trình soạn thảo,tạo ra.

Nghị định số 26/2020/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
Hướng dẫn sao chụp tài liệu mật

Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hay không được phép sao chụp ở mục nơi nhận của tài liệu. Trường hợp văn bản địa tử, người soạn thảo phải tạo dấu chỉ độ mật trên văn bản sau khi được người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước; văn bản điện tử khi in ra để phát hành phải đóng dấu độ mật theo quy định.

(Tải slide tuyên truyền Luật Bảo vệ bí mật nhà nước)

2. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước

– Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.

Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.

(Xem các hình thức sao văn bản trong cơ quan nhà nước)

– Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm đảm bảo an toàn do người đứng đầu cơ quan trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao chụp bí mật nhà nước”.

– Phương tiện thiết bị để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.

Tải Nghị định số 26/2020/NĐ-CP  Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *