Các trường hợp đăng ký biện pháp đảm bảo

Ngày 01/9/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2017/NĐ-CP  Về đăng ký biện pháp bảo đảm, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2017, theo đó các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:

– Thế chấp quyền sử dụng đất;

– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Cẩm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

-Thế chấp tàu biển.

Quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm

Nghị định cũng quy định các trường hợp được đăng ký bảo đảm khi có yêu cầu, gồm:

– Thế chấp tài sản là động sản khác;

-Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;

-Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.

Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký bảo đảm:

– ĐỐi với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất , tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.

-Đối  với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm là động sản khác thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.

Ru bi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *