Giải đáp vướng mắc tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính

Đề nghị Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC: …Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương giá trị tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước”, phải được quy định cụ thể tại các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính để việc áp dụng pháp luật được thống nhất vì trên thực tế việc áp dụng thực hiện khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC còn nhiều vướng mắc (UBND tỉnh Lâm Đồng).

Thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Tịch thu tang vật phương tiện vi phạm hành chính

Trả lời:

Quy định về tang vật vi phạm hành chính bị chiếm đoạt

Quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC nhằm bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp trong trường hợp tài sản của họ bị đối tượng vi phạm chiếm đoạt, sử dụng trái phép làm công cụ, phương tiện vi phạm hành chính. Đồng thời, việc quy định đối tượng vi phạm hành chính phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá phương tiện bị tịch thu thực chất là để buộc đối tượng vi phạm trong trường hợp chiếm đoạt, sử dụng trái phép phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm hành chính phải thực hiện hình thức xử phạt tịch thu phương tiện vi phạm hành chính bằng tài sản của bản thân mình để bảo đảm sự công bằng và tính nghiêm minh của pháp luật.

(Quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính từ ngày 01/5/2020)

Tịch thu nếu chủ sở hữu có lỗi

Đoạn 3 khoản 1 Điều 126 của Luật cũng quy định, nếu chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng phương tiện vi phạm hành chính thì phương tiện đó bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.

  Tuy nhiên, qua công tác tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tán thành với ý kiến của UBND tỉnh Lâm Đồng là quy định nêu trên rất khó triển khai áp dụng trên thực tế do chưa có quy định chi tiết hướng dẫn thi hành. Do đó, để bảo đảm thực hiện thống nhất thẩm quyền, trình tự, thủ tục, Bộ Tư pháp sẽ nghiên cứu, đề xuất Chính phủ quy định chi tiết đoạn 2 khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC trong dự thảo Nghị định bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP trong thời gian sớm nhất.

(Vướng mắc trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện VPHC)

  Về lâu dài, Bộ Tư pháp sẽ tổng hợp ý kiến của cá nhân, cơ quan, tổ chức về việc thực hiện khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC để báo cáo Chính phủ xem xét, kiến nghị với Quốc hội sửa đổi, bổ sung quy định của Luật về vấn đề này nếu thấy cần thiết.

Vướng mắc trong tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Theo Bản tổng hợp tiếp nhận và trả lời của Bộ Tư pháp

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *