Lập biên bản vi phạm hành chính sao cho đúng pháp luật

          Biên bản vi phạm hành chính là cơ sở pháp lý quan trọng để người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý vi phạm hành chính. Do đó, khi phát hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền phải tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính và mẫu được ban hành kèm theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

          Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì người lập biên bản phải xác định được đối tượng vi phạm để làm cơ sở cho người có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý. Tuy nhiên, trong thực tế không phải trường hợp nào cũng dễ dàng xác định được chủ thể vi phạm hành chính.

 1. Xác định chủ thể vi phạm hành chính

Chẳng hạn, trong lĩnh vực xây dựng, khi phát hiện hành vi xây dựng không phép trên địa bàn, công chức địa chính tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, tại thời điểm lập thì không có chủ đầu tư tại công trình vi phạm, qua làm việc với thợ xây dựng thì cũng không biết được ai là chủ đầu tư, vì họ chỉ làm thuê cho chủ thầu.

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính

Qua kiểm tra hồ sơ địa chính thì xác định được công trình đang xây dựng không phép nằm trên thửa đất của ông A nên công chức địa chính xã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông A về hành vi xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực xây dựng, biên bản có 2 người chứng kiến ký. Sau đó, ông A làm đơn xin cho phép tồn tại công trình, do bức thiết về nhà ở nên xây dựng. Tuy nhiên,  sau khi người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông A thì ông A có đơn khiếu nại cho rằng ông không phải là chủ đầu tư nên phạt ông là không đúng, chủ đầu tư là các con của ông.

(Slide Bài giảng luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất 2019)

Sau khi tiến hành xác minh, làm việc với con của ông A thì họ thừa nhận là chủ đầu tư xây dựng công trình không phép, chứ không phải ông A dẫn đến phải ban hành quyế định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và lập biên bản xác minh tình tiết vi phạm hành chính để xác định chủ thể vi phạm hành chính.

(Các sai sót thường gặp trong xử phạt vi phạm hành chính)

Từ tình huống trên cho thấy rất khó để xác định chủ thể vi phạm hành chính, nhất là các trường hợp người vi phạm không có mặt, không ký vào biên bản vi phạm hành chính.

2. Lập biên bản vi phạm hành chính

          Bên cạnh vướng mắc trong xác định chủ thể vi phạm hành chính thì việc lập biên bản trong trường hợp nhiều người cùng thực hiện hành vi cũng đang có nhiều cách hiểu khác nhau.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

          Nhiều người cho rằng, trường hợp nhiều người cùng vi phạm 1 hành vi thì chỉ cần lập 1 biên bản vi phạm hành chính, vì theo khoản 2 Điều 67 Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định nhiều người cùng thực hiện 1 hành vi thì có thể ban hành 1 quyết định xử phạt vi phạm hành chính nên có thể lập 1 biên bản vi phạm hành chính cho nhiều người.

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất

          Cũng có ý kiến không đồng ý với quan điểm trên và cho rằng nhiều người cùng vi phạm 1 hành vi thì mỗi người phải lập riêng 1 biên bản, bởi vì tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP chỉ quy định trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong 1 vụ vi phạm thì biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ từng hành vi. Như vậy, pháp luật chỉ mới quy định 1 người thực hiện nhiều hành vi trong 1 vụ vi phạm thì lập 1 biên bản chứ không quy định nhiều người cùng thực hiện hành vi thì lập 1 biên bản. Bên cạnh đó, mẫu biên bản của Nghị định 81 cũng chỉ thể hiện 1 người vi phạm.

          Để cho việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện thống nhất, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện 1 hành vi vi phạm có được lập chung 1 biên bản hay không. Và trường hợp người vi phạm không có mặt tại hiện trường, không ký vào biên bản vi phạm hành chính thì cần phải có những văn bản, hồ sơ gì để chứng minh cá nhân/tổ chức đó là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

Xem chuyên đề 1: Những điểm mới của Luật xử lý vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 2:  Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 3: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem chuyên đề 4: Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính cập nhật năm 2019

Xem chuyên đề 5: Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Xem chuyên đề 6: Sơ đồ quy trình xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản 

Quốc Huy

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *