Người thi hành công vụ sẽ được lập biên bản vi phạm hành chính

Theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính thì: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Các chức danh có thẩm quyền lập biên bản được quy định cụ thể tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước.

(Hướng dẫn cách lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Như vậy, theo Nghị định 81 và các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hầu hết là công chức, viên chức, người có thẩm quyền xử phạt, trừ trường hợp vi phạm hành chính trên tàu bay, trên thuyền, trên tàu thì người chỉ huy tàu bay, thuyền có thể giao cho nhân viên tàu hoặc ai đó không phải là công chức, viên chức lập biên bản vi phạm hành chính.

Các sai sót thường gặp trong xử lý vi phạm hành chính
Hướng dẫn lập biên bản VPHC

Việc chỉ quy định công chức, viên chức mới được lập biên bản vi phạm hành chính đã gây khó khăn không ít trong quá trình lập biên bản xử phạt, vì số lượng công chức ít, không có mặt thường xuyên, kịp thời ở các nơi có hành vi vi phạm để lập biên bản. Trong khi đó, tại UBND các huyện, xã, phường thì ngoài số lượng cán bộ công chức còn có cán bộ hợp đồng, những người hoạt động không chuyên trách – những người này hoạt động cũng nhân danh các cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi công vụ nhưng lại không được lập biên bản vi phạm hành chính.

Người thi hành công vụ có quyền lập Biên bản VPHC

Để khắc phục tình trạng này, tại dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi Nghị định 81, cơ quan soạn thảo đã đưa vào quy định: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm người có thẩm quyền xử phạt, người đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu và những người được chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu giao nhiệm vụ lập biên bản.

Bài giảng luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Người  thi hành công vụ theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án. Và tại Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử hành vichng người thi hành công vụ thì:  Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

(Phó chủ tịch UBND cấp xã có được lập biên bản vi phạm hành chính?)

Nếu dự thảo Nghị định 81 được thông qua thì bên cạnh công chức, viên chức, người có thẩm quyền xử phạt thì những người thi hành công vụ (không phải là cán bộ, công chức, viên chức) vẫn được lập biên bản vi phạm hành chính. Quy định này tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị trong quá trình quản lý, kịp thời phát hiện, lập biên bản xử lý các hành vi vi phạm.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *