So sánh những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Tố cáo 2011 (phần 3)

Luật Tố cáo năm 2018 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019. Trangtinphapluat.com giới thiệu những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018 so với Luật Tố cáo năm 2011.

Tiếp theo phần 1, phần 2, hôm nay trangtinphapluat tiếp tục giới thiệu tới bạn đọc những điểm mới của Luật Tố cáo năm 2018.

Xem bài viết so sánh Luật Tố cáo 2018 -2011 phần 1

Xem bài viết so sánh Luật Tố cáo 2018 -2011 phần 2

Xem bài viết so sánh Luật Tố cáo 2018 -2011 phần 4

  1. Về kết luận nội dung tố cáo

Luật Tố cáo 2018 bổ sung nhiều nội dung mới như : Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật,  Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật.

Điểm mới của Luật Tố cáo 2018
Điểm mới của Luật Tố cáo 2018

Thông tư 06/2013/TT-TTCP hướng dẫn Luật Tố cáo năm 2011 có quy định về gửi dự thảo thông báo kết luận nội dung tố cáo “Trước khi ban hành kết luận nội dung tố cáo, trong trường hợp cần thiết, người giải quyết tố cáo tổ chức cuộc họp để thông báo trực tiếp hoặc gửi dự thảo kết luận nội dung tố cáo để người bị tố cáo biết và tiếp tục giải trình”. Luật 2018 bỏ quy định thông báo dự thảo kết luận nội dung tố cáo.

(26 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu Luật Tố cáo năm 2018)

Luật năm 2011 chỉ quy định về gửi nội dung kết luận tố cáo mà không quy định thời gian gửi dẫn đến tùy tiện trong việc gửi kết luận nội dung tố cáo. Luật năm 2018 để quy định cụ thể 5 ngày làm việc phải gửi kết luận nội dung tố cáo, cụ thể: “Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo”.

2. Về xử lý kết luận nội dung tố cáo

Thông tư 06/2013/TT-TTCP hướng dẫn quy trình giải quyết tố cáo theo  Luật Tố cáo năm 2011 không quy định thời gian xử lý kết luận nội dung tố cáo, dẫn đến tình trạng thời gian xử lý tố cáo dài, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, giảm niềm tin của người tố cáo…Luật Tố cáo 2018 quy định: Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý.

So sánh Luật Tố cáo 2018 với Luật Tố cáo 2011

3. Về tố cáo tiếp, giải quyết việc tố cáo tiếp

Luật tố cáo năm 2011 quy định: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý. Luật Tố cáo 2018 tăng thời gian thành 20 ngày, và bổ sung quy định trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp.

Đối với trường hợp quá thời hạn mà tố cáo không được giải quyết, Luật năm 2011 cũng quy định thời hạn để cấp trên trực tiếp xem xét, xử lý là 10 ngày kể từ ngày nhận đơn. Luật 2018 rút ngắn thời gian xem xét, xử lý xuống còn 5 ngày.

4. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Nghị định 76/2012/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Tố cáo quy định Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Luật Tố cáo năm 2018 quy định thời hạn  phải công khai nội dung tố cáo chỉ có 7 ngày làm việc.

(Tải slide bài giảng tuyên truyền Luật Tố cáo năm 2018)

rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *