Kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Trangtinphapluat.com giới thiệu Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên do Bộ Tư pháp biên soạn, phát hành.

Sổ tay gồm ba phần

Phần thứ nhất: Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên chiếm khoảng 28% dân số cả nước, là lực lượng xã hội to lớn, góp phần quan trọng  trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong suốt quá trình lịch sử của cách mạng Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn coi trọng, đánh giá cao vị trí vai trò của lực lượng này trong sự nghiệp cách mạng của đất nước. Nghị quyết hội nghị trung ương 7 Khóa X  về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên  trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa  đã nhấn mạnh “Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc, là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo”

Sổ tay Kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho thanh niên
Kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho thanh niên

Phần thứ hai: Một số kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên

1. Cách thức triển khai thực hiện kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

PBGDPL cho thanh, thiếu niên thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý được thực hiện qua những cách thức sau đây:

(Video: 7  Kỹ năng tổ chức phổ biến giáo dục pháp luật ngoại khóa trong nhà trường)

Thứ nhất, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý gắn với PBGDPL Hầu hết các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý đề cập ở đây chủ yếu là tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý mang tính chất lưu động, tức là cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí đến tận nơi thanh, thiếu niên cần tư vấn, cần phục vụ. Tư vấn theo hình thức này đã tạo điều kiện cho các thanh, thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được tiếp cận trợ giúp pháp lý, giảm bớt thời gian, chi phí đi lại. Đối với cơ quan, tổ chức thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, phổ biến pháp luật, việc trực tiếp đến với thanh, thiếu niên tại cơ sở sẽ giúp các cơ quan, tổ chức này có điều kiện nắm bắt thực tế vụ việc khách quan chính xác, giúp đỡ kịp thời cho đối tượng cần được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý

Thứ hai, thông qua hoạt động thường xuyên của các cơ quan, tổ chức có chức năng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý như: Trung tâm tư vấn pháp luật của các tổ chức, hội, đoàn thể, Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp. Thông qua các cuộc tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đối tượng thanh, thiếu niên, nội dung PBGDPL được tuyên truyền, phổ biến.

Sổ tay Kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho thanh niên
Sổ tay Kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho thanh niên

Khi thực hiện kỹ năng PBGDPL cho thanh, thiếu niên thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cần lưu ý nắm rõ các vấn đề:
– Xác định, nắm bắt đầy đủ thông tin về đối tượng thanh, thiếu niên được tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, PBGDPL.
– Lựa chọn hình thức, phương thức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và lồng ghép PBGDPL cho phù hợp.

– Người thực hiện tư vấn pháp luật, người thực hiện trợ giúp pháp lý cần có kiến thức chuyên môn vững vàng, đảm bảo đủ khả năng để tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và lồng ghép PBGDPL; có vốn sống, hiểu biết xã hội nhất định,  thường xuyên tích lũy tư liệu, kiến thức, kinh nghiệm ứng xử phù hợp, nhiệt tình, tâm huyết, tận tụy với công việc; có khả năng hòa đồng, hiểu, nắm bắt tâm lý và giao tiếp tốt.
– Có sự chuẩn bị đầy đủ về các trang thiết bị, phương tiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và PBGDPL để đạt hiệu quả.

2. Kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, biển đảo

Thanh, thiếu niên dân tộc thiểu số có số lượng trên 3,7 triệu người, đa phần đang sống và làm việc tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, biển đảo. Tại khu vực biên giới, hải đảo, những năm gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã và đang triển khai hiệu quả Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo”. Thông qua công tác tuyên truyền, PBGDPL để vận động cán bộ và nhân dân chấp hành nghiêm túc các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia như hiệp định, Quy chế biên giới, Luật Biên giới quốc gia, các nghị định, quy định trong việc quản lý, bảo vệ biên giới. Từ đó làm chuyển biến và nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân biên giới, gắn tuyên truyền, PBGDPL với nhiệm vụ thường xuyên của Bộ đội Biên phòng và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của chính quyền địa phương.

Trách nhiệm tuyên truyền pháp luật
Trách nhiệm tuyên truyền pháp luật

3. Kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật  trong nhà trường trung học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Giáo dục pháp luật trong nhà trường trung học (sau đây được hiểu gồm trung học phổ thông và trung học cơ sở) thực hiện thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần phát triển nhân cách, năng khiếu cho học sinh theo mục tiêu đào tạo. Đây là hoạt động do nhà trường quản lý, chỉ đạo và tổ chức, được tiến hành xen kẽ hoặc tiếp nối hoạt động dạy học trong nhà trường hoặc trong đời sống xã hội. Hoạt động này diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè, quá trình này được thực hiện mọi nơi, mọi lúc. ác hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường trung học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là các hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa của các bộ môn như giáo dục công dân, địa lý… là một trong những sân chơi để học sinh tự nguyện tham gia theo nhu cầu, khả năng của bản thân. Hoạt động giáo dục pháp luật bổ sung các kỹ năng và kinh nghiệm cho học sinh trong tiếp cận kiến thức pháp luật một cách tự nguyện và dễ dàng nhất, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử cho thế hệ trẻ ngay từ trên ghế nhà trường, giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn và tạo nếp sống, hành động theo Hiến pháp và pháp luật.

Phần thứ ba: Hệ thống các văn bản liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên.

Tải toàn văn Sổ tay hướng dẫn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *