Một số kỹ năng của đại biểu HĐND trong tiếp xúc cử tri

Trangtinphapluat.com tổng hợp, giới thiệu Một số kỹ năng của đại biểu hội đồng nhân dân trong tiếp xúc cử tri

  1. Chuẩn bị cho buổi tiếp xúc

          Việc thành công và đạt kết quả của buổi tiếp xúc cử tri phụ thuộc khá nhiều vào khâu chuẩn bị. Nếu khâu chuẩn bị càng tốt, càng kỹ lưỡng bao nhiêu sẽ mang lại kết quả tốt bấy nhiêu và ngược lại.

          * Những việc cần phải chuẩn bị:

          – Chuẩn bị nội dung để báo cáo với cử tri: Thu thập tài liệu, thông tin liên quan và đại biểu phải biết cuộc tiếp xúc với đối tượng nào, thời gian nào, mỗi cuộc tiếp xúc cử tri thì sự chuẩn bị thông tin là khác nhau:

          +  Đối với cử tri ở thôn, xã;

          + Cử tri là công nhân;

          + Tiếp xúc trước kỳ họp;

          + Tiêp xúc sau kỳ họp;

          + Tiếp xúc theo chuyên đề;

          Sự khác nhau giữa 2 lần tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Trước kỳ họp, đại biểu báo cáo với cử tri về tình hình kinh tế- xã hội của địa phương, thông tin về nội dung, chương trình kỳ họp. Sau kỳ họp, đại biểu phải báo cáo tóm tắt kết quả kỳ họp, thông báo và giải thích nghị quyết đã được ban hành tại kỳ họp. Thông thường, Văn phòng chuẩn bị cho đại biểu những nội dung này và gửi đến đại biểu. Trên cơ sở đó, đại biểu phải tự chuẩn bị để báo cáo ngắn gọn, mất ít thời gian – chuẩn bị thông tin, đề cương, thông điệp chính.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri
Giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri

          Tiếp xúc theo chuyên đề thì đối tượng cử tri là đồng nhất hơn (thường là cùng công tác ở một lĩnh vực) và nhu cầu của buổi tiếp xúc là để đại biểu tìm hiểu thông tin về một vấn đề cụ thể (VD: Tiếp xúc với đại biểu là CBCC cơ quan nhằm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri về chế độ chính sách tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc…).

          – Xây dựng đề cương để báo cáo trước cử tri: sau khi xác định được những thông tin cần thiết cho cuộc tiếp xúc cử tri, đại biểu phải xây dựng đề cương để đưa thông tin đến cử tri. Việc chuẩn bị đề cương để đại biểu nói trúng, đúng vấn đề cử tri cần nghe, tránh nói tràn lan, chung chung và kéo dài thời gian.

          – Chuẩn bị các yếu tố cá nhân: trang phục, phương tiện đi lại, sổ sách ghi chép…

          * Những điều nên tránh

          – Chủ quan, chuẩn bị qua loa, đại khái

          – Đến địa điểm tiếp xúc muộn

          – Hình ảnh cá nhân luộm thuộm hoặc quá bóng bẩy, lòe loẹt…

  1. Kỹ năng trình bày ý kiến

          Trình bày ý kiến tại hội nghị tiếp xúc cử tri thực chất là việc báo cáo, thuyết trình những vấn đề cần thiết để chuyển tải thông tin đến cử tri,  sau khi đã chuẩn bị đề cương đại biểu phải trình bày trước số đông cử tri. Việc trình bày ở đây hoàn toàn chủ động với những nội dung đã định trước.

          Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cử tri, phương pháp trình bày là khác nhau, nhưng phải bảo đảm yêu cầu: Ngắn gọn, đầy đủ thông tin; chính xác, khoa học, dễ hiểu. Người trình bày có thái độ thân thiện, cử chỉ lịch sự, ngôn ngữ phù hợp.

          * Nói những gì:

          – Nói theo đề cương đã chuẩn bị.

– Nhớ dàn ý để nói với thông tin đã có:

          + Thông tin đối tượng phải biết (những điều thiết yếu phải cung cấp cho cử tri);

          + Thông tin đối tượng cần biết, những điều cung cấp nhằm làm rõ hơn những thông tin trọng điểm để cử tri hiểu rõ vấn đề;

          + Thông tin đối tượng nên biết, (những thông tin mở rộng làm phong phú thêm nội dung trình bày);

          – Trình bày theo sự chuẩn bị, nhưng cần linh hoạt, chủ động …

          + Sự chú ý của người nghe có hạn

          + Thời gian phát biểu cũng hạn chế

          + Trình bày những vấn đề trọng tâm

          + Căn cứ vào thực tiễn để nội dung phù hợp và hiệu quả …

          – Có nhìn người nghe, có giao lưu …

          + Các động tác không tỏ ra rụt rè, lúng túng

          + Nói chậm lại hoặc thở vài giây nếu hồi hộp

          +  Khi quên ý, bình tĩnh lướt đề cương

  1. Kỹ năng phản hồi ý kiến cử tri

           Phản hồi cũng là trình bày, trả lời cử tri, nhưng là thụ động phụ thuộc theo ý kiến của cử tri, có hai hình thức phản hồi: trả lời, giải thích ngay tại cuộc tiếp xúc và trả lời sau khi các cơ quan liên quan giải quyết ý kiến cử tri.

          Để phản hồi ý kiến cử tri đat kết quả, Đại biểu phải:

          + Ghi chép đầy đủ ý kiến cử tri đã phát biểu, tổng hợp, phân loại (nhóm) ý kiến  để trả lời;

          + Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ; trả lời những vấn đề mình nắm chắc;

          + Những vấn đề chưa nắm chắc thì khái quát lại và xin tiếp thu để trả lời sau khi cơ quan hữu quan giải quyết.

          – Nguyên tắc khi phản hồi:

          + Ý kiến phản hồi nên ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, không chung chung;

          + Phản hồi từng vấn đề, không đề cập nhiều vấn đề cùng một lúc;

          +  Phản hồi kịp thời (phản hồi sớm dễ tạo sự thân thiện, đồng cảm …)

          – Kỹ năng trong phản hồi ý kiến:

          + Nói những điều mình biết rõ (chưa rõ, chưa biết- không nói)

          + Nói từ tổng quát, đến chi tiết

          + Ngắn gọn, dễ hiểu, đúng vấn đề

+ Chủ động đề nghị người nghe đặt câu hỏi

     + Lắng nghe, sắp xếp các câu hỏi

     + Trả lời câu hỏi nào mình hiểu rõ nhất, còn lại ghi nhận nếu chưa trả lời được …

          * Những điều nên tránh:

          + Thiếu bình tĩnh, nóng nảy

          + Quy chụp, thiếu tôn trọng người đối thoại

          + Nói quá nhiều, lam man không trúng vấn đề cử tri quan tâm;

          + Nói theo khuôn mẫu, theo lý thuyết, ít thực tế

          * Một vài kinh nghiệm trong hoạt động tiếp xúc cử tri

          – Để có những cuộc tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả, tạo cảm giác thân thiện, gắn bó giữa cử tri và đại biểu cần thực hiện một số vấn đề sau:

+ Thu thập thông tin giúp cho đại biểu dân cử hoạt động có hiệu quả

          + Tiếp nhận nguồn thông tin đa dạng thực tiễn sinh động của cuộc sống,

+ Lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của cử tri,

+ Tiếp thu có tính tổng hợp.

          + Cần thiết làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

  + Những việc liên quan đến địa phương để lãnh đạo địa phương trình bày.

+  Khi cần thì tỏ thái độ đồng tình với địa phương.

+ Trao đổi với cử tri có tính đối thoại.

          +  Không trình bày dài dòng hoặc đem văn bản ra đọc.

          + Kết thúc bằng những điểm lưu ý tích cực.

          + Hoan nghinh cử tri đến dự, góp ý…

 – Thái độ, ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt…khi nói:

 + Ăn mặc giản dị, lịch sự, không lòe loẹt

        + Đĩnh đạt, tự tin, lịch thiệp

 + Vui vẻ, chào hỏi thân tình.

 + Ngôn ngữ ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu.

 + Cử chỉ tự nhiên, không gò bó, không bỗ bã…

 + Mắt nhìn thẳng, nhìn khắp mọi người, có giao lưu…

 * Những điều cần tránh:

   + Đến trể hoặc không đúng hẹn.

   + Không giữ được thái độ bình tỉnh khi gặp tình huống cử tri nóng nảy. Phải biết chịu đựng. Đừng ngạc nhiên, thất vọng, giận dữ khi nghe những lời nói không xuôi tai.

        + Quy chụp, thiếu tôn trọng cử tri.

          + Không ghi chép (nghe điện thoại, nói chuyện riêng…), nghe rời rạc, không muốn nghe, không nhớ, hay chỉ nghe xem người nói có gì sai để phản ứng lại.

          + Thiên kiến, tạo cảm giác xa cách.

          + Không chuẩn bị.

          +  Nói nhiều, lan man (nên dành thời gian cho cử tri nói).

          + Hình thức, khuôn mẩu, quan liêu (mất nhiều thời gian về thủ tục).

          + Làm ra vẻ, qua loa chiếu lệ…

          * Khi nghe cử trí nói, nên:

          + Dùng ánh mắt thể hiện sự tôn trọng

          + Chăm chú nghe ghi những điểm mấu chốt

          + Tránh những việc ảnh hưởng người nói (điện thoại, nói chuyện riêng, đi ra ngoài…)

          +  Vừa nghe vừa phân tích, tổng hợp để hình thành câu trả lời

          * Những điều không nên, khi nghe:

          + Phản ứng gay gắt (cản trở thông tin …)

          + Chán nghe, thờ ơ, hoặc kết luận ngay….

          * Kinh nghiệm nói với cử tri

          + Cần trung thực, chính xác, lập luận chặt chẽ, dễ hiểu, dễ tiếp thu;

          + Cố gắng diễn đạt bằng lời, hạn chế việc đọc;

          + Linh hoạt có minh hoạ, chứng minh (tính thuyết phục cao)

          + Nên: Chọn nội dung trọng tâm; Khuyến khích sự tương tác, trao đổi; Giữ được sự chú ý của cử tri; kết thúc bằng điểm tích cực mà cử tri chờ đợi (vài điểm chính …); xây dựng sự tin tưởng của cử tri và cùng chia sẻ với đại biểu.

          + Không nên: Nói quá nhiều, nói những điều chưa chắc chắn …; đánh giá ý kiến của người nói.

          Tóm lại: Tiếp xúc cử tri là một hoạt động quan trọng trong các hoạt động của đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân. Qua hoạt động tiếp xúc với cử tri, đại biểu mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri, từ đó thực hiện được quyền đại diện cho cử tri, đồng thời tạo mỗi liên hệ thường xuyên, mật thiết giữa đại biểu và cử tri.

          Hoạt động tiếp xúc cử tri là một hoạt động giao tiếp đặc biệt, do vậy đại biểu cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm pháp lý và nêu cao trách nhiệm chính trị; đồng thời cũng cần phải rèn luyện kỹ năng, phương pháp tiếp xúc với cử tri, nhằm làm hài lòng cử tri và để thu thập được nhiều thông tin từ cử tri./.

Trích từ Tài liệu về tập huấn kỹ năng hoạt động cho lãnh đạo HĐND cấp huyện do HĐND tỉnh Quảng Nam cấp năm 2016.

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *