Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tuyên truyền, hòa giải cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật

Trangtinphapluat.com giới thiệu Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019 do Vụ phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Tư pháp ban hành.

Tài liệu gồm có 3 phần:

Phần 1: Hướng dẫn về nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật

Hướng dẫn công nhận báo cáo viên pháp luật, có chính sách động viên, khuyến khích và thu hút đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL, hướng dẫn chế độ thù lao của BCVPL trong trường hợp không trong danh sách được công nhận nhưng tham gia giảng bài, PBGDPL trực tiếp; địa phương có được áp dụng chi hỗ trợ hàng tháng cho BCVPL theo mức 100.000 hoặc 200.000đ/tháng…

Phần 2. Hướng dẫn về nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở

– Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở, khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho đội ngũ hòa giải viên;

(Tải bộ tài liệu tập huấn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở)

 Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật
Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật

– Hướng dẫn dù tiến hành hòa giải thành hoặc không thành thì đều phải lập biên bản, vì đây cũng là văn bản làm căn cứ cho các bên thực hiện; (ii) quy định cụ thể thời hạn tiến hành hòa giải và giới hạn số lần hòa giải không thành tối đa cho mỗi vụ việc nhằm tạo thuận lợi để các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn; (iii) mỗi tổ hòa giải có ít nhất từ 05 hòa giải viên trở lên vì địa bàn rộng, đông dân cư trong mỗi thôn, tổ nhân dân, khu phố; (iv) việc lựa chọn hòa giải viên theo hướng đơn giản hơn, tránh việc hành chính hóa quy trình bầu, công nhận hòa giải viên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức bầu hòa giải viên.

– Hướng dẫn cụ thể về trình tự tổ chức tiến hành hòa giải của hòa giải viên, giá trị pháp lý của biên bản hòa giải thành

Phần 3. Hướng dẫn giải quyết vướng mắc về một số chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật

– Việc đánh giá, chấm điểm còn gặp không ít khó khăn do nội dung Phụ lục I về điểm số các chỉ tiêu của tiêu chí tiếp cận pháp luật (ban hành kèm theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp) mang tính dàn trải, nhiều tiểu mục có điểm số nhỏ (0,25 điểm).

– Việc tính điểm nội dung 3 Chỉ tiêu 1, Tiêu chí 1; nội dung 2 Chỉ tiêu 1, Tiêu chí 2; Chỉ tiêu 4, Tiêu chí 3 theo quy định hiện nay khó đánh giá, nên tính theo tỷ lệ %. Ví dụ: Xã A trong năm đánh giá có 50 văn bản, kế hoạch phải tổ chức thực hiện nhưng trong đó có văn bản, kế hoạch được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định; có văn bản, kế hoạch được tổ chức thực hiện nhưng không kịp thời,…; có văn bản, kế hoạch không được tổ chức thực hiện. Trong trường hợp này khó tính điểm của xã A.

Hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019
Hướng dẫn đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019

– Nội dung 2 Chỉ tiêu 7, Tiêu chí 3 mặc dù trên thực tế vẫn đang được triển khai thực hiện, nhưng chất lượng, hiệu quả không cao; hiện nay người dân thường sử dụng internet hoặc tìm thông tin qua sách, báo dẫn đến việc khai thác Tủ sách pháp luật không mang lại hiệu quả cao. Do đó việc tiếp tục duy trì chỉ tiêu này không phù hợp, cần nghiên cứu lại mô hình Tủ sách pháp luật cấp xã vì thực tế số lượng người dân khai thác rất ít, chủ yếu là cán bộ, công chức, viên chức khai thác, sử dụng; sớm xây dựng Tủ sách pháp luật điện tử cho phù hợp chủ trương Chính phủ điện tử.

– Tiêu chí 5 về thực hiện dân chủ ở cơ sở còn quy định chung chung, khó thu thập tài liệu chứng minh và rất khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện.

– Việc đánh giá, chấm điểm Chỉ tiêu 2 Tiêu chí 1, Chỉ tiêu 2 Tiêu chí 2 chưa sát thực tế; nội dung 2 Chỉ tiêu 2, Tiêu chí 1 chưa phù hợp vì tại địa bàn có tội phạm diễn biến phức tạp, có trường hợp đã xảy ra trọng án, nhưng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng, vụ án đã được kịp thời khám phá, hung thủ gây án nhanh chóng được bắt giữ. Với thành tích như trên, đơn vị quận, huyện, xã, phường, thị trấn được cấp ủy, chính quyền khen thưởng đột xuất thành tích truy bắt tội phạm. Trong trường hợp này, nếu trừ điểm theo quy định, thì chưa kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vận động mọi người bảo vệ an ninh Tổ quốc, chấp hành pháp luật.

– Nội dung 4 Chỉ tiêu 2, Tiêu chí 1 quy định: “Tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề năm đánh giá bị 0 điểm và còn bị trừ 0,25 điểm”. Tuy nhiên, nếu trong năm không tăng tội phạm và tệ nạn xã hội so với năm trước liền kề cần có điểm thưởng để động viên, khen thưởng. Trường hợp người gây án từ nơi khác đến hoặc vụ việc xảy ra từ nơi khác, sau đó có rượt đuổi và xảy ra trọng án tại địa bàn cấp xã đánh giá nên địa phương không thể biết để ngăn ngừa hoặc giáo dục đối tượng gây án.

– Hướng dẫn về mức đánh giá, thành phần hồ sơ chứng minh đối với trường hợp trong năm không có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải theo Chỉ tiêu 2, Tiêu chí 4.

– Mẫu phiếu đánh giá sự hài lòng theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP không thống nhất với mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ Nội vụ. Đề nghị thực hiện thống nhất Phiếu này với Phiếu lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về thực hiện theo chất lượng Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại cấp xã, nên sử dụng chung phiếu để tránh sự trùng lặp, gây phiền hà cho người dân…

TẢI TOÀN VĂN Bộ tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *