Thay đổi thủ tục nhận cha mẹ con, bước lùi của Luật Hộ tịch 2014

Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP  về đăng ký quản lý hộ tịch, thì: Thủ tục nhận cha mẹ con được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

Trong trường hợp cha, mẹ đã chết thì người con vẫn có quyền được làm thủ tục nhận cha mẹ con. Sau khi đầy đủ hồ sơ, thủ tục thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con.

Thủ tục nhận cha mẹ con
Thủ tục nhận cha mẹ con

          Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 24, 25 Luật Hộ tịch 2014, thì thủ tục nhận cha mẹ con chỉ được thực hiện khi các bên còn sống, bởi vì thủ tục bắt buộc là khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Và các bên không được cấp quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con mà chỉ được cấp trích lục (Bản trích lục này được xem như bản chính, được chứng thực bản sao theo quy định).

          Quy định mới của Luật Hộ tịch 2014, bên cạnh những tiến bộ trong việc đơn giản thủ tục thì cũng có bước thụt lùi so với Nghị định 158/2005/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ về đăng ký, quản lý hộ tịch, đã hạn chế quyền được nhận cha, mẹ khi cha mẹ đã chết. Qua thực tế thực hiện Nghị định 158 có rất nhiều trường hợp khi cha, mẹ đã chết người con đó mới biết họ là cha, mẹ ruột của mình và cũng có nhiều trường hợp do khách quan mà lúc còn sống các bên không nhận nhau nhưng đến lúc chết thì một trong các bên có nhu cầu, nguyện vọng nhận cha, mẹ con.

Nghị định 158 cho phép  người con làm thủ tục nhận cha, mẹ khi cha, mẹ đã chết (Không cho phép cha, mẹ nhận con khi con đã chết). Đây là một quyền rất chính đáng của công dân, quyền được có cha, có mẹ, quyền được nhà nước ghi nhận, bảo vệ nguồn gốc gia đình của mình. Không những vậy, việc bỏ quy định con được nhận cha, mẹ khi cha mẹ đã chết cũng đã tước đi quyền thừa kế tài sản mà lẽ ra họ được hưởng.

          Thiết nghĩ thủ tục nhận cha mẹ con là quyền cơ bản của công dân, pháp luật nên tạo điều kiện tối đa cho người dân thực hiện quyền này, nhất là đối với những trường hợp nhận cha, mẹ con mà một bên đã chết.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *