Văn bản của tỉnh TO hơn văn bản của Trung ương

Theo quy định của Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất thì được thực hiện tại Tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND cấp xã. Và tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch thì UBND cấp xã cũng có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất (gọi tắt là thẩm quyền chứng thực hợp đồng đất đai).

UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng đất đai

Như vậy, theo quy định của Luật Đất đai, Nghị định 23 thì UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất không phân biệt là nơi đó đã chuyển giao thẩm quyền chứng thực cho các Tổ chức hành nghề công chứng hay chưa. Và tại Thông báo số 374/TB-VPCP ngày 27/8/2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh  cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai thì ý kiến của Thủ tướng như sau:” Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ chỉ đạo các địa phương nghiêm túc thực hiện quy định về công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục; tránh tình trạng bắt buộc phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định như đã diễn ra tại một số địa phương trong thời gian qua”.

thẩm quyền chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
UBND cấp xã có quyền chứng hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay một số Sở Tư pháp (Long An, Đà Nẵng) vẫn hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương nơi đã có Tổ chức hành nghề công chứng và đã được UBND tỉnh chuyển giao thì UBND cấp xã không được thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Về nguyên tắc áp dụng pháp luật theo quy định tại Điều 156 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì: “Trong trường hợp các văn bản QPPL có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn”. Như vậy theo Luật thì phải áp dụng quy định của Luật Đất đai, Nghị định 23 nhưng thực tế hiện nay các địa phương lại áp dụng theo Quyết định của UBND tỉnh. Việc này vừa trái Hiến pháp, luật, vừa ảnh hưởng đến quyền được lựa chọn công chứng, chứng thực của tổ chức, cá nhân.

Thiết nghĩ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và tỉnh cần có sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật, tránh tình trạng văn bản địa phương TO  hơn văn bản của Trung ương như hiện nay, tạo điều kiện cho người dân được lựa chọn thẩm quyền chứng thực hợp đồng đất đai tại UBND cấp xã hoặc tổ chức hành nghề công chứng./.

Phương Thảo

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

3 Bình luận

  1. Nguyễn Phong Danh

    BỘ TƯ PHÁP ĐÃ CÓ CÔNG VĂN 4233 NGÀY 16/11/2015 HƯỚNG DẪN VỀ CÔNG CHỨNG CHỨNG THỰC .KHI LUẬT ĐẤT ĐAI CÓ HIỆU LỰC VÀ SAU 03 LẦN THỦ TƯỚNG VÀ PHÓ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO BỘ TƯ PHÁP HƯỚNG DẪN NGƯỜI DÂN ĐƯỢC THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUI ĐỊNH CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2013 NHƯNG ĐẾN NGÀY 16/11/2015 BỘ TƯ PHÁP VẪN CHỨA THỰC HIỆN ĐÚNG Ý KIẾN NHƯ THỦ TƯỚNG VÀ PHÓ THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO. CHẮC NGƯỜI DÂN Ở VÙNG SÂU VÙNG XA PHẢI CHỊU CẢNH VĂN BẢN CỦA ĐỊA PHƯƠNG TO HƠN VĂN BẢN CỦA TW NHƯ BẠN ĐÃ VIẾT

  2. Nguyễn Quốc Thái

    Anh cho em hỏi trường hợp này
    Ba và mẹ em cho người ta thue đất nông nghiệp , nay chưa hết hạn thuê ba me em muốn làm hợp đồng tặng cho đất đó cho em có được không , mong anh giúp đỡ vì em có hỏi ở VPCC trả lời không được, vậy có đúng không

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *