Xác định tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào cho đúng?

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính được Nghị định 97/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, theo đó:

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ điều kiện sau:

– Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Xác định tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
Xác định tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

– Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực  quản lý nhà nước.

Quy định về tổ chức trong Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã khá rõ, tạo thuận lợi cho các cơ quan nhà nước khi tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, do nhiều Nghị định xử phạt vi phạm hành chính ban hành trước Nghị định 97 chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời nên tạo cách hiểu khác nhau trong việc xác định tổ chức vi phạm hành chính.

Chỉ xác định tổ chức khi được quy định trong Nghị định

Cụ thể như Nguyễn Văn A có hành vi kinh doanh karaoke quá giờ cho phép (A là chủ doanh nghiệp tư nhân), bị người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo Nghị định 158/2013/NĐ-Cp. Tuy nhiên theo Nghị định 158 thì không có quy định thế nào là tổ chức, trong khi đó theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP và Luật Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức, dẫn đến có hai cách hiểu:

Cách hiểu thứ nhất cho rằng: Do nghị định 158 không có quy định thế nào là tổ chức nên căn cứ vào Khoản 3 Điều 1 Nghị định 81 đã được sửa đổi theo Nghị định 97  (Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực  quản lý nhà nước) thì phải lập biên bản vi phạm hành chính A là cá nhân và xử phạt theo mức phạt cá nhân.

(Hướng dẫn lập biên bản vi phạm hành chính chuẩn nhất)

Cách thức trình bày văn bản pháp luật
Văn bản pháp luật chỉ áp dụng từ thời điểm có hiệu lực

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì:  “Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở vềtrước thì áp dụng theo quy định đó”,

Không nên hiểu cứng nhắc

Một số người không đồng tình với cách hiểu và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức như trên, vì cho rằng trong trường hợp của Nguyễn Văn A là doanh nghiệp tư nhân thì phải bị xử phạt vi phạm theo tổ chức là phù hợp với Nghị định 97 và Luật Doanh nghiệp. Bởi lẽ doanh nghiệp tư nhân là tổ chức và hành vi của A là nhân danh doanh nghiệp thực hiện.

Để áp dụng pháp luật thống nhất thì các cơ quan có thẩm quyền cần sớm sửa đổi, bổ sung các Nghị định xử phạt hành chính được ban hành trước Nghị định 97/2017 cho phù hợp với quy định tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP hoặc cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể áp dụng xử phạt tổ chức vi phạm hành chính đối với các Nghị định đã ban hành trước Nghị định 97/2017/NĐ-CP theo hướng nếu thỏa mãn điều kiện là tổ chức thì phạt theo tổ chức .

(Tải slide bài giảng Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành)

Mức phạt đối với tổ chức

Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính thì để áp dụng mức xử phạt đối với tổ chức cho đúng quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và nghị định trong xử phạt đối với từng lĩnh vực cụ thể, chúng ta cần lưu ý:

– Cùng một hành vi vi phạm thì tổ chức bị xử phạt gấp 02 lần so với cá nhân vi phạm.

– Việc quy định mức phạt đối với cá nhân hay tổ chức chúng ta cần xem kỹ quy định tại Điều 4, Điều 5 của từng Nghị định xử phạt vi phạm hành chính. Thông thường sẽ quy định mức phạt trong nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp 02 lần hoặc mức phạt trong nghị định này là áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm thì bị phạt 1/2 lần.

Tóm lại, khi xử phạt vi phạm hành chính thì việc xác định chủ thế vi phạm hết sức quan trọng, do đó nếu đủ cơ sở xác định tổ chức vi phạm thì lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức, trường hợp không đủ cơ sở xác định tổ chức vi phạm mà cá nhân trong tổ chức đó vi phạm thì lập biên bản và xử phạt đối với cá nhân đó.

Rubi

Tác giả Nguyễn Quốc Sử

Dịch vụ: Tư vấn pháp luật, bài giảng pháp luật, Tài liệu thi Công chức, Viên chức, thi nâng ngạch công chức... Liên hệ: kesitinh355@gmail.com. Điện thoại, Zalo: 0935634572

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *